Những sự thật ít ai biết về Mặt trăng Rhea, sao Thổ

  •   3,73
  • 4.976

Là Mặt trăng lớn thứ hai của sao Thổ, Mặt trăng Rhea chứa nhiều điều thú vị không hẳn ai cũng biết.

Cách phát hiện lẫn tên gọi
1. Cách phát hiện lẫn tên gọi. Mặt trăng Rhea là một trong các Mặt trăng vệ tinh của sao Thổ được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Ý Giovanni Cassini. Ông phát hiện nó vào ngày 23 tháng 12, 1672. Và với đường kính 1.528 km, Rhea là mặt trăng vệ tinh lớn thứ hai của sao Thổ, xếp sau mặt trăng Titan. Rhea được đặt theo tên vị thần khổng lồ Rhea trong Thần thoại Hy Lạp, mẹ của các vị thần. Rhea cũng có tên khác là Saturn V. (Nguồn ảnh: Google).

Bật mí về chu kỳ hoạt động
2. Bật mí về chu kỳ hoạt động. Rhea quay quanh sao Thổ chu kỳ quỹ đạo đạt 527.068 km, với độ lệch li tâm rơi vào khoảng 0,001. (Nguồn ảnh: Google).

Đặc điểm bề mặt Mặt trăng
3. Đặc điểm bề mặt Mặt trăng. Rhea, sao Thổ là mặt trăng băng giá chiếm tỉ lệ ¾ bề mặt và ¼ còn lại chủ yếu là đá. Hình thù đặc trưng bề mặt của hành tinh này nổi bật với các vết lõm tròn, dạng như các quả bóng tuyết, xung quanh là nước đá, băng giá, đá chồng chất lên nhau. Ngoài ra, trên bề mặt Rhea còn xuất hiện các vết gãy địa chất, tạo ra các hẻm núi sâu tới tận vài trăm mét. (Nguồn ảnh: Google).

Nhiệt độ "chết người"
4. Nhiệt độ "chết người". Với điều kiện địa chất khắc nghiệt như vậy, mặt trăng Rhea có nhiệt độ giảm xuống thấp tới -174 độ C. (Nguồn ảnh: Google).

Bầu khí quyển khắc nghiệt
5. Bầu khí quyển khắc nghiệt. Oxi chiếm tỉ lệ rất thấp trên khí quyển hành tinh này, chủ yếu được hình thành từ quá trình chiếu xạ, phân tán ion phân tử khí từ từ quyển sao Thổ. Ngoài ra, CO2 cũng được tìm thấy tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguồn gốc cũng như cách mà khí CO2 hình thành trong khí quyển Rhea. (Nguồn ảnh: Google).

Cập nhật: 12/07/2016 Theo Kiến Thức
  • 3,73
  • 4.976