Núi lửa gầm gào không nghỉ suốt 29 năm

Từ khi một núi lửa tại Mỹ tỉnh giấc vào năm 1983, tro và dung nham chưa bao giờ ngừng phun ra từ miệng của nó.

 

Kilauea nghĩa là “phun trào” hay “lan rộng” trong ngôn ngữ của thổ dân châu Mỹ tại quần đảo Hawaii. Tổng thể tích nham thạch từ núi lửa Kilauea đủ lớn để tạo ra một con đường có chiều dài gấp ba lần xích đạo địa cầu. Giới khoa học khẳng định Kilauea là một trong những núi lửa hoạt động thường xuyên nhất hành tinh, AFP cho biết.


Dung nham phun lên từ một khe nứt trên sườn núi lửa Kilauea.

Với những người chào đời sau ngày 3/1/1983 ở Hawaii, sự phun trào của Kilauea đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày.

Trạm quan sát núi lửa Hawaii kỷ niệm 29 năm phun trào của Kilauea hôm 3/1 với một bài giảng về lịch sử của nó. Hơn 200 người đã nghe bài giảng.

2011 là một năm sôi động đối với Kilauea. Một khe nứt xuất hiện ở sườn phía đông của nó và những cột dung nham rất cao thoát ra từ khe nứt.

Một đợt phun trào mạnh của Kilauea vào tháng 11/1790 đã cướp mạng sống của hơn 400 người. Nhưng mãi tới tháng 12 năm ngoái các nhà khoa học mới tìm ra nham thạch của đợt phun trào đó.

Ngày nay người dân thường bước gần những dòng dung nham chảy từ các sườn núi lửa Kilauea xuống đại dương. Chúng không gây nên nguy hiểm, trừ khi ai đó thực hiện những hành động dại dột – như tới quá gần dung nham.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video