Nước ngầm Trái Đất đủ nhấn chìm các châu lục dưới 180 mét

Trái Đất có một trữ lượng nước khổng lồ dưới lòng đất, đủ để nhấn chìm các châu lục dưới độ sâu 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao 52m nếu tràn khắp toàn cầu.

Phát hiện trữ lượng nước ngọt khổng lồ trong lòng Trái đấtđất

Theo New Scientist, con người chỉ có thể sử dụng một phần nhỏ nước ngầm trong lòng Trái Đất. Lượng nước này sẽ giúp các chính phủ quản lý nguồn tài nguyên nước trước nhu cầu gia tăng.

Con người ngày càng phụ thuộc nhiều vào nước ngầm từ các giếng, dòng suối để lấy nước uống và tưới tiêu cho nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà thủy văn không thực sự biết rõ lượng nước ngầm sẵn có là bao nhiêu cũng như tốc độ tái tạo nguồn nước thông qua mưa và tuyết tan nhanh đến đâu.


Nước ngầm mới được tái tạo thông qua mưa và tuyết tan. (Ảnh: New Scientist).

Để giải đáp vấn đề này, Tom Gleeson, nhà địa chất học thủy văn ở Đại học Victoria, Canada, và đồng nghiệp đã sử dụng một sản phẩm phụ trong quá trình thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch: tritium phóng xạ từ các vụ nổ phía trên mặt đất. Theo họ, nước ngầm chứa hàm lượng tritium cao là nước mới thấm xuống lòng đất từ thử nghiệm hạt nhân cách đây khoảng 50 năm.

Nhóm nghiên cứu của Gleeson thu thập gần 3.800 mẫu nước ngầm để đo lượng tritium và sử dụng chúng cho việc lập bản đồ nguồn nước ngầm mới ở những độ sâu khác nhau dưới mặt đất. Sau đó, dựa vào các mô hình, họ có thể dự đoán tổng lượng nước ngầm hiện có, trong các khe lỗ ở đất đá và tầng ngậm nước.

Hai kilomet trên cùng của vỏ Trái Đất chứa gần 23 triệu km3 nước ngầm. Kết luận này thống nhất với những tính toán sơ bộ cách đây 40 năm. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện nước ngầm mới chỉ chiếm chưa đến 6% trong tổng lượng nước nói trên.

Nước ngầm mới đầy lên thông qua nước mưa và nước thấm xuống đất trong hàng thập kỷ, là nguồn nước có tiềm năng tái phục hồi. Theo Gleeson, phần còn lại nằm quá sâu hoặc quá tách biệt với bề mặt để tiếp nhận nước bổ sung trong suốt nửa thập kỷ, và được coi là nguồn nước không thể phục hồi.

Dù chỉ một lượng nhỏ nước ngầm thường xuyên được làm đầy, đây vẫn là một nguồn dự trữ khổng lồ, lớn gấp vài lần tổng kích thước tất cả sông hồ trên thế giới gộp lại theo ghi nhận của Richard Taylor, nhà địa chất học thủy văn ở Đại học London, Anh.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video