Nuốt nước bọt đau họng cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường xuất phát từ những tổn thương ở họng, phế quản và các cơ quan lân cận.

Dấu hiệu khi nuốt nước bọt đau họng

Trong điều kiện môi trường và khí hậu hiện nay, ai trong chúng ta dám thừa nhận rằng mình chưa từng mắc phải chứng bệnh nuốt nước bọt đau họng, một loại bệnh làm ta “ăn không ngon, ngủ không yên”. Để thoát khỏi căn bệnh phổ biến này, bạn cần nắm vững các triệu chứng bệnh lý và nguyên nhân để khắc phục kịp thời.

Căn bệnh đau họng khi nuốt nước nước bọt rất dễ nhận biết như:

  • Khi nuốt đầu dưới thực quản thấy tắc và đau; rất khó khăn khi nuốt thức ăn cả dạng đặc và lỏng
  • Nôn ói, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt, bị đau khi nuốt, bị đau hay cảm thấy nặng ngực
  • Thường xuyên ợ nóng, thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi nuốt vào; thức ăn mắc nghẹn tại hầu hoặc ngực gây cảm giác khó thở.

Nguyên nhân khiến nuốt nước bọt đau họng

Bạn thường xuyên mắc bệnh đau họng khi nuốt, vậy nguyên nhân là gì?

  • Do rối loạn các cơ hầu, trào ngược dạ dày và thực quản.
  • Tổn thương cột sống, tổn thương thần kinh hoặc đột quỵ.
  • Các bệnh nội khoa như nhược cơ, đái tháo đường, xơ cứng bì,…
  • Một số người mắc chứng nuốt nước bọt đau họng do dị tật bẩm sinh như lưỡi to, môi nứt, hở màn hầu.
  • Do hẹp thực quản sau biến chứng của các bệnh lý ở thực quản, tắc nghẽn các dị vật. Thông thường chứng bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi với các cấp độ khác nhau tùy vào thể trạng của mỗi người.

Ngoài ra, đau họng khi nuốt cũng là triệu chứng của các căn bệnh viêm thanh quản, viêm amiđan, ung thư vòm họng, …

Nuốt nước bọt đau họng biểu hiện của bệnh gì?

1. Viêm họng

Cổ họng là cơ quan dễ bị tổn thương và nhiễm trùng khi thời tiết thay đổi hoặc khi hệ miễn dịch suy giảm. Virus và vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hầu họng có thể khiến cơ quan này bị đỏ, sưng tấy và đau nhức.

Cơn đau do viêm họng có xu hướng phát sinh và nghiêm trọng hơn khi nói chuyện, ăn uống, há miệng to và nuốt nước bọt. Bên cạnh đó, bệnh viêm họng còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức người và đau đầu.


Viêm họng có thể gây đau rát họng khi ăn uống, nuốt nước bọt hoặc khi giao tiếp.

Nhiễm trùng họng có thể xảy ra ở toàn bộ cổ họng hoặc có thể chỉ xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải. Trong trường hợp chỉ nhận thấy cơn đau ở một bên, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn chỉ xâm nhập và gây nhiễm trùng ở một bên cổ họng.

2. Viêm amidan

Amidan là hai hạch lympho nằm ở bên trái và phải của cổ họng. Cơ quan này có vai trò miễn dịch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên khi thời tiết thay đổi hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, amidan có thể bị nhiễm trùng do các vi khuẩn và virus tấn công.

Tương tự như nhiễm trùng cổ họng, vi khuẩn có thể xâm nhập ở cả 2 hạch lympho hoặc có thể chỉ xâm nhập vào hạch bên trái/ phải.

Triệu chứng nhận biết bệnh lý này là đau họng, nóng rát, ngứa họng, nghẹt mũi, khó chịu,…Khi amidan bị sưng tấy nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy đau họng ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc uống nước.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hệ quả của hội chứng tăng tiết dịch vị dạ dày. Lượng axit dạ dày dư thừa có xu hướng trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, đau rát cổ họng, ợ chua, buồn nôn,…

Khi lượng axit trào ngược trong một thời gian dài, niêm mạc ở cổ họng có thể bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng đau rát khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.

4. U thực quản (polyp thực quản lành tính)

Polyp thực quản là một dạng u lành tính xuất hiện ở thực quản. Bệnh lý này có thể phát sinh do trào ngược dạ dày kéo dài, nhiễm virus hoặc do tuyến nhờn lạc chỗ. Polyp thực quản lành tính có thể chèn ép lên thực quản, cổ họng và làm phát sinh cơn đau.

Khi khối u phát triển và chèn ép lên thực quản, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực, nuốt nước bọt đau họng bên phải và trái, ...

5. Tổn thương cổ họng

Tổn thương cổ họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau họng bên trái hoặc bên phải khi nuốt nước bọt. Cổ họng có thể bị trầy xước và tổn thương do ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm cứng hoặc do dị vật vướng ở cổ họng.

Trong trường hợp vướng dị vật, bạn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như nghẹn cổ họng và khó thở.

6. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng (khối u ác tính vòm họng) là tình trạng tế bào tăng sản quá mức và hình thành khối u ở vòm họng. Khác với khối u lành tính, u ác tính có mức độ nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không can thiệp điều trị.

Ung thư vòm họng gây ra các triệu chứng như đau họng, đau tai, giảm thị lực, chảy mủ/ máu mũi, nghẹt mũi, khó thở, lười ăn, mệt mỏi, sụt cân,…

7. Viêm thanh quản

Thanh quản là một phần của hệ hô hấp, nằm giữa vị trí khí quản và yết hầu. Cơ quan này có thể bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Khi viêm thanh quản phát sinh, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như ho khan, đau họng, khàn giọng hoặc mất giọng nói.

Đau họng khi nuốt nước bọt cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm thanh quản

Với trường hợp nhiễm trùng nặng, cơn đau họng do viêm thanh quản có thể bùng phát ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc giao tiếp.

Điều trị tình trạng nuốt nước bọt đau họng tại nhà

Thay đổi thói quen lành mạnh

  • Hàng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Không ăn đồ ăn cứng gây tổn thương họng. Nên ăn những món ăn mềm, loãng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích có cồn.
  • Đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều bụi bẩn, khói ô nhiễm.
  • Không uống nước đá, ăn đồ lạnh.
  • Không làm việc hoặc ngủ ở môi trường quá lạnh, ảnh hưởng đến vòm họng.
  • Khám họng định kì để phát hiện và điều trị những bệnh về họng gây nuốt nước bọt đau họng kịp thời.


Điều trị tình trạng này tại nhà cũng vô cùng đơn giản.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Muối 

Muối có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng và làm lành các tổn thương bên trong vòm họng.

Cách dùng: Sử dụng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc hoặc có thể tự pha theo tỷ lệ 9g muối với 1 lít nước. Sau đó, dùng nước muối ngậm vào trong họng khoảng 3 phút rồi nhổ ra. Hàng này súc miệng bằng nước muối 2 - 3 lần, tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Tỏi 

Tỏi chứa kháng sinh tự nhiên mạnh allicin giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng đau họng khi nuốt hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và ăn vào buổi sáng. Tốt nhất là người bệnh nên ăn vào bữa cơm để đảm bảo an toàn cho dạ dày.

Cách dùng: Dùng tỏi sống ngậm sẽ cho hiệu quả trị nuốt nước bọt đau họng mạnh gấp 2 lần so với cách dùng tỏi đã nấu chín. Vì thế, người bệnh chỉ cần sử dụng 1 tép tỏi để ăn hàng ngày.

Mật ong

Mật ong không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất cao, làm dịu cổ họng nhanh. Sử dụng mật ong sẽ cải thiện được tình trạng nuốt nước bọt đau họng một cách nhanh chóng.

Cách dùng: Người bệnh chỉ cần hòa mật ong vào với nước ấm uống vào buổi sáng tình trạng đau họng khi nuốt sẽ được kiểm soát nhanh chóng. Có thể thay nước nóng bằng trà nóng hoặc kết hợp mật ong và tỏi.

Cam thảo 

Theo Đông y, cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải đọc cơ thể; đồng thời nó còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm nhanh tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt.

Cách dùng: Rửa sạch cam thảo, cho vào ấm nấu lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước cam thảo thay nước lọc. Sau 3 - 4 ngày, tình trạng nuốt nước bọng đau họng sẽ giảm rõ rệt.

Lá bạc hà, húng quế 

Dùng lá bạc hà hoặc húng quế xông hơi để cải thiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng. Đây cũng là cách giúp họng thông thoáng hữu hiệu. Bởi trong lá bạc hà và húng quế có chứa lượng tinh dầu lớn, chúng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao.

Cách sử dụng: Dùng 1 nắm lá húng quế, lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào ấm, đun sôi với 3 lít nước. Lấy khăn trùm kín đầu và dùng nước này để xông hơi khoảng 10 phút.

Gừng

Gừng có tính ấm, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp cải thiện tình trạng đau họng khi nuốt hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp với mật ong, hiệu quả trị bệnh sẽ cao hơn nhiều lần.

Cách dùng: Gừng tươi rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng. Cho vào ấm đun sôi trong khoảng 10 phút. Lấy 1 lý nước gừng hòa với 1 thìa mật ong, rồi khuấy đều lên là dùng được. Uống trà dừng mật ong vào buổi sáng, sau 2 ngày tình trạng nuốt nước bọt đau họng giảm hẳn.

Cập nhật: 29/10/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video