Phát hiện bằng chứng mới về sự sống trên Hỏa tinh

Các nhà địa chất học cho biết một khu vực tại vùng châu thổ gần vị trí tàu thăm dò Perseverance có thể chứa bằng chứng hóa thạch về sự sống ngoài Trái đất.

Trong bài nghiên cứu được công bố ngày 7/10 trên tạp chí Science, các nhà địa chất học đã phân tích những bức ảnh chụp bởi tàu thăm dò Perseverance, mô tả cách dòng nước chảy trên Hỏa tinh cách đây hàng tỷ năm.

Bài nghiên cứu đã tiết lộ khu vực trên Hỏa tinh có thể chứa dấu hiệu sự sống (biosignature), được các nhà khoa học tìm kiếm nhiều năm qua.


Tầm nhìn của tàu Perserverance qua miệng núi lửa Jezero về phía đồng bằng châu thổ. (Ảnh: NASA).

Hỏa tinh từng được bao phủ bởi sông nước tương tự Trái đất, đó cũng là dấu hiệu của sự sống. Tuy nhiên, các vũng nước lớn trên Hỏa tinh đã khô cằn trong hàng chục năm trước khi bầu khí quyển biến mất. Kể từ đó, Hỏa tinh trở thành vùng đất cằn cỗi, khắc nghiệt.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự tồn tại của nước trên Hỏa tinh trong nhiều năm. Đó là lý do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khởi động sứ mệnh khám phá Hỏa tinh 2020, sử dụng tàu thăm dò Perseverance để tìm kiếm dấu vết sự sống trên "Hành tinh đỏ".

Theo CNET, vị trí thăm dò của Perseverance xung quanh miệng núi lửa Jezero, nơi được cho từng bị nước tràn vào, xung quanh là đồng bằng châu thổ có thể chứa dấu vết của sự sống. Các lớp trầm tích của châu thổ là một trong những mục tiêu nghiên cứu quan trọng, giúp tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ đại.

"Chúng ta đều biết nước từng chảy trên bề mặt Hỏa tinh, nhưng không thể xác định thời gian chảy là bao lâu", Nicolas Mangold, nhà địa chất học tại Đại học Nantes (Pháp), tác giả bài nghiên cứu cho biết.

Với mục đích trên, các nhà nghiên cứu muốn phân tích vùng đồng bằng châu thổ của Jezero. Thông qua hình ảnh chụp bởi Perseverance, các nhà khoa học không chỉ phân tích vùng đồng bằng chính của Jezero mà còn quan sát khu đồi có tên Kodiak, một phần của châu thổ xa hơn.

"Bạn có thể tưởng tượng vùng đồng bằng mở rộng một chút về phía nam và đông, nhưng sự xói mòn đã lấy đi một phần vật chất... Thật kỳ diệu khi Kodiak vẫn còn đó", Mangold nói.


Khu vực đồng bằng miệng núi lửa Jezero chụp bởi Vệ tinh Trinh sát Hỏa tinh. (Ảnh: NASA).

"Bằng cách phân tích địa tầng của Kodiak, chúng tôi có thể xác định những dấu vết có khả năng bảo tồn sự sống", Mangold cho biết đã bất ngờ khi thấy hình ảnh đầu tiên với những khối đá lớn, thứ lẽ ra không có khi một châu thổ không còn nguyên vẹn.

Theo Mangold, những khối đá cho thấy châu thổ sông Jezero theo kiểu Gilbert, được hình thành từ những dòng nước mạnh như sóng hay thủy triều. Nhóm nghiên cứu cho rằng dòng chảy của sông đột nhiên mạnh hơn, nguyên nhân có thể do biến đổi khí hậu.

"Điều đó cho thấy có một hồ nước ở miệng núi lửa Jezero. Ngoài ra, sự thay đổi trong cấu trúc phân lớp ngang (horizontal bedding) sang đứt gãy (fault) cho thấy mực nước tại khu vực trong quá khứ", đội ngũ của Hangold cho rằng những lớp sâu hơn của Kodiak có thể gồm bùn và cát, loại trầm tích chứa phân tử hữu cơ duy trì sự sống.

Theo Mangold, mục tiêu của đội ngũ là đưa người đến Hỏa tinh, sử dụng máy bay để tiếp cận và phân tích các vị trí đứt gãy của đồi Kodiak trong tương lai.

Cập nhật: 11/10/2021 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video