Thứ hình quả lê này là dấu hiệu của "sự sống" trên sao Hỏa

  •  
  • 1.493

Sao Hỏa đã từng "sốn"' rất mạnh khoảng 3, 4 tỷ năm trước. Thứ hình quả lê này là một dấu hiệu!

Khi nhắc tới sao Hỏa, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới cụm từ "hành tinh chết". Sao Hỏa thực chất đã ở trạng thái không tương thích với sự sống này có lẽ suốt cả tỷ năm, và có lẽ vẫn sẽ tiếp tục "chết" như vậy trong cả tỷ năm sắp tới nếu như con người chúng ta không có tác động nào.

Đã từng có thời điểm trên sao Hỏa có đại dương (hoặc ít nhất là con người chúng ta nghĩ vậy), có bầu khí quyển và rất có thể có cả một sự sống nào đó chưa từng biết tới. Vì những lý do mà đã lạc trong quá khứ không thể tìm lại, tất cả những cái "có thể" ở phía trên cũng đã đi vào quá khứ, và các núi lửa ở hiện tại cũng không có gì khác.

Vùng Tharsis

Hình ảnh chụp tại khu vực Tharsis trên sao Hỏa.
Hình ảnh chụp tại khu vực Tharsis trên sao Hỏa.

Núi lửa trên sao Hỏa đã từng "sống" rất mạnh vào khoảng 3, 4 tỷ năm trước, nhưng đợt phun trào cuối cùng thì đã xảy ra vào khoảng 50.000 năm trước (phát hiện về đợt phun trào này cũng mới được tìm thấy trong năm nay), mang tới tia hy vọng về một sự sống của núi lửa có lẽ vẫn tồn tại tới ngày nay trên hành tinh chết.

Chỉ nhiêu đó có thể suy luận rằng những dấu hiệu về một thời quá khứ hào hùng của sao Hỏa sẽ cần rất nhiều công sức để khai phá ra. May mắn thay, loài người chúng ta đã phát triển kha khá công nghệ đặt trên và khắp hành tinh đỏ này, và thi thoảng chúng ta lại bắt gặp một dấu hiệu nào đó trên hành tinh đỏ giúp chúng ta thoáng có cái nhìn về thời đã qua trên hành tinh này.


Ụ đất này thực chất là một núi lửa đá bọt già.

Ví dụ tiêu biểu chính là thứ giống như hình quả lê trên ảnh đây, đã bị chôn vùi dưới mặt đất rất lâu rồi. Ụ đất này nằm ở khu vực được đặt tên là Tharsis, được chụp lại hồi tháng 3 năm trước (2020) bằng máy ảnh HiRISE từ trên quỹ đạo, cách mặt đất sao Hỏa khoảng 262km.

Theo NASA và Đại học Arizona (đơn vị vận hành camera nói trên), ụ đất này thực chất là một núi lửa đá bọt già (không rõ về thời gian tồn tại) đã tồn tại qua một vụ phun trào núi lửa sau đó.

Các nhà khoa học tin rằng ụ đất này được hình thành "trên một nền đất mà lớp vỏ bề mặt rất vụn và phía dưới đó là các dòng nham thạch", và họ cũng tin rằng đây là một trong số ít các hình thái của "sự sống" núi lửa còn tồn tại tới tận ngày nay.

Cũng theo các nhà khoa học, nghiên cứu này có lẽ "sẽ giúp hé mở thông tin về các lớp địa tầng và cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về núi lửa đá bọt trên sao Hỏa".

Cập nhật: 29/09/2021 Theo Tổ Quốc
  • 1.493