Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chuột thời tiền sử có kích thước to lớn như con người sinh sống trong rừng rậm nhiệt đới Amazon vào khoảng 10 triệu năm về trước.
Loài chuột khổng lồ này nặng tới 80kg và dài tới 1,5m. Nó là loài gặm nhấm lớn nhất từng sinh sống ở Nam Mỹ.
Loài chuột khổng lồ có kích thước lớn nhất từng tồn tại ở Nam Mỹ.
Các nhà khoa học cho biết rất có thể loài này là tổ tiên của loài chuột lang nước khổng lồ hiện đại. Nó sinh sống trong khu vực đầm lầy mà sau này trở thành những khu rừng rậm tươi tốt.
Với kích thước khổng lồ này, chúng có rất ít kẻ thù ngoài tự nhiên. Người ta cho rằng, kẻ thù hiếm hoi của chúng là những con cá sấu lớn, ngồi chờ đợi chuột khổng lồ đi ngang qua để tấn công.
Chúng được các nhà sinh vật học đặt tên là Neoepiblema ac Greensis. Loài này sở hữu hai chiếc răng cửa khổng lồ trong khi bộ não lại nhỏ đến kì lạ chỉ nặng khoảng 114 gram.
Điều này có thể lý giải là do việc môi trường sống tốt, không nhiều kẻ thù khiến chúng không cần phải quá thông minh.
Loài chuột lang nước hiện đại vẫn còn nhỏ hơn tổ tiên của chúng.
Hóa thạch loài chuột cổ đại được tìm thấy ở Acre, Brazil. Phần sọ được bảo quản tốt đến nỗi các nhà khoa học phải kinh ngạc.
Có hơn 2.000 loài động vật gặm nhấm sống - chiếm gần một nửa số động vật có vú khác nhau trên Trái đất. Chúng gồm chuột, hải ly, sóc, nhím...