Phát hiện cộng đồng ếch gần tuyệt chủng

Lần đầu tiên trong gần 50 năm, một cộng đồng ếch gần tuyệt chủng đã được phát hiện tại khu vực hoang dã San Jancito thuộc Rừng quốc gia San Bernadino. Các nhà sinh vật học thuộc Cơ quan khảo sát địa lý Hoa Kỳ (USGS) đang đánh giá sự phù hợp của một số khu vực để phục hồi loài ếch này. Trong khi đó các nhà khoa học thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên San Diego theo dấu một cuộc thám hiểm tự nhiên năm 1908 và cũng phát hiện ra loài ếch núi chân vàng hiếm hoi này tại khu vực hoang dã San Jacinto gần Idyllwild, Calif.

Phát hiện này – cùng với việc gây giống thành công loài ếch này của vườn thú San Diego, và những nỗ lực phục hồi môi trường sống cho chúng – đem lại những hy vọng mới cho sự sống sót của cộng đồng loài vật lưỡng cư Nam California này.

Trên phạm vi toàn cầu, loài lưỡng cư đang dần biến mất vì sự suy giảm môi trường sống, tác động của thay đổi khí hậu và sự lan rộng của một mầm bệnh hiểm nghèo gọi là nấm chytrid. Loài ếch núi chân vàng là một trong 3 loài ếch hay cóc trong Danh sách những loài bị đe dọa nghiêm trọng tại Nam California. Trước phát hiện này, các nhà nghiên cứu USGS ước lượng rằng chỉ còn lại khoảng 122 con ếch núi chân vàng trong môi trường hoang dã.

Các nhà sinh vật học thuộc USGS và Bảo tàng lịch sử tự nhiên San Diego đã phát hiện loài ếch gần tuyệt chủng này trong những chuyến đi riêng biệt vào tháng 6. Những con ếch được nhìn thấy tại hai vị trí cách nhau 2 ½ dặm tại lạch Tahquitz và Willow trong dãy núi San Jacinto. Số lượng ếch trong khu vực này vẫn chưa được xác định.

“Nếu công đồng lớn, nó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tái phục hồi loài vật này tại Nam California”, Adam Backlin, nhà khoa học của USGS đã chỉ đạo nhóm khảo sát phát hiện những con ếch đầu tiên tại lạch Tahquitz ngày 10 tháng 6.

Các nhà khoa học của Bảo tàng lịch sử tự nhiên San Diego phát hiện thấy loài ếch này ngày 25 tháng 6. Các nhà nghiên cứu theo dấu cuộc thám hiểm năm 1908 của Bảo tàng động vật học có xương sống, Đại học California, Berkeley. Trong chuyến thám hiểm đó, bao gồm mọi độ cao và các phía của khu vực Núi San Jacinto, các nhà khoa học đã thu thập được loài ếch này tại 5 địa điểm. Nhóm của bảo tàng lịch sử tự nhiên San Diego tìm kiếm tất cả các loài vật có xương sống trong nghiên cứu về thay đổi sinh vật học trong khu vực. Các nhà sinh vật học đang ở Thung lũng Tahquitz vào ngày 21 tháng 6, khi Drew Stokes, nhà sinh vật học thực tế của bảo tàng, phát hiện và chụp ảnh một con ếch núi chân vàng duy nhất tại lạch Willow. Nghiên cứu của bảo tàng sẽ tiếp tục cho đến khi các nhà sinh vật học hoàn tất 3 khảo sát tại 19 địa điểm đã được nghiên cứu trong chuyến thám hiểm năm 1908.

Các nhà khoa học USGS đã phát hiện con ếch núi chân vàng trưởng thành này vào ngày 10 tháng 6 trong nhánh sông Tahquitz, sự tái phát hiện cộng đồng ếch đang đứng trên bờ tuyệt chủng trong khu vực hoang dã San Jacinto, Rừng quốc gia San Bernardino, California. (Ảnh: Adam Backlin, Cơ quan khảo sát địa lý Hoa Kỳ)

Ếch núi chân vàng thường không di trú xa, do đó phát hiện này rất có thể là dấu hiệu về một cộng đồng đáng kể. Kích thước của khu vực này cho thấy một môi trường sống còn thừa thãi cho 8 cộng đồng ếch núi chân vàng tại San Jacinto, San Bernardino và dãy núi San Gabriel.

Phát hiện này là một điều hết sức may mắn cho tất cả các đối tác đang cùng làm việc để tăng số lượng ếch núi chân vàng trong hoang dã. Ngoài USGS và Bảo tàng lịch sử tự nhiên San Diego, nỗ lực này còn có sự tham gia của Học viện nghiên cứu bảo tồn của Vườn thứ San Diego, Sở giao thông California, Cơ quan bảo vệ đời sống hoang dã và cá Hoa Kỳ, Cơ quan bảo vệ rừng Hoa Kỳ, Đại học California, và Sở săn bắn và đánh cá California.

Học viện nghiên cứu bảo tồn của Vườn thú San Diego là đơn vị đầu tiên thành công trong việc gây giống một con ếch núi chân vàng. Con vật lưỡng cư này đã chuyển từ nòng nọc sang ếch ở vị thành niên.

Jeff Lemm, nhà nghiên cứu động vật tại Vườn thú San Diego, cho biết: “Trước đây, các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn trong việc gây giống ếch. Chúng tôi rất hào hứng với thành công này và tin tưởng rằng chúng tôi sẽ có thêm những trứng ếch mới”.

Tháng 12 năm 2008, các nhà nghiên cứu tại Học viện nghiên cứu bảo tồn đã phát hiện một ổ gồm 200 trứng ở một trong các bể của học viện. Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên vì những con ếch vẫn còn khá trẻ so với tuổi sinh đẻ. Chính vì điều này, chỉ một số ít trứng đã nở. Mùa sinh sản tiếp theo được dự đoán vào tháng 12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.

Mục tiêu của chương trình gây giống là đưa ếch núi chân vàng quay trở lại môi trường sống ban đầu của chúng.

Chương trình gây giống của vườn thú, với sự trợ giúp của các đối tác, bắt đầu sau khi những con ếch hiếm này được giải cứu khoi một con lạch đang khô cạn. Anne Poopatanapong, nhà sinh vật học đời sống hoang dã thuộc Hạt kiểm lâm San Jacinto tại Rừng quốc gia San Bernardino đang kiểm tra mức nước đang thấp dần ở các con lạch tại Darn Canyon ngày 23 tháng 8 năm 2006 khi bà nhâ thấy rằng rất nhiều nơi đang khô cạn dần, bao gồm một con lạch mà ếch sinh sống. Lo ngại về khả năng mất những con nòng nọc, bà đã gọi cho Cơ quan bảo vệ đời sống hoang dã và cá, và những nỗ lực cứu hộ bắt đầu vào ngày hôm sau. Một nhóm nghiên cứu cả USGS do tiến sĩ Robert Fisher đã cứu được 82 con nòng nọc, và những con này đã được đưa đến Học viện nghiên cứu bảo tồn của Vườn thú San Diego.

Nỗ lực phục hồi loài ếch do Caltrans tài trợ nhằm hỗ trợ công việc khẩn cấp và ổn định con dốc gần môi trường sống của loài ếch trên tuyến đường 330, Dãy núi San Bernadino.

Craig Wentworth, nhà sinh vật học môi trường tại Caltrans, cho biết: “Dự án tái xây dựng con dốc có hai lợi ích song hành, mở một con đường đã sắp hỏng và giúp đảm bảo cộng đồng ếch núi chân vàng tại Dãy núi San Bernadino có một chương trình hỗ trợ cho sự phục hồi”.

Jim Bartel, giám sát thực địa cho văn phòng Cơ quan bảo vệ đời sống hoang dã và cá tại Carlsbad cho biết, đơn vị của ông rất hào hứng tham gia vào nỗ lực giải cứu loài ếch núi chân vàng và bảo tồn môi trường sống còn lại của chúng.

Bartel cho biết: “Chúng tôi đang hướng tới việc đưa loài vật này trở lại môi trường sống vốn có của chúng”.

Bảo vệ và phục hồi môi trường sống, kết hợp với những nỗ lực đưa những con ếch này trở lại khu vực mà chúng từng sinh sống, tạo ra hy vọng cho việc tái thiết những cộng đồng ếch núi chân vàng lớn, khỏe mạnh và có thể tự sống sót.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video