Phát hiện đền thờ 3400 tuổi của người Ai Cập cổ đại

Một nhóm người đã tìm thấy tàn tích của một đền thờ do người Ai Cập cổ đại xây dựng cách đây 3400 năm tại thành phố Giza, Ai Cập.

>>> Ai Cập trục vớt được trụ cột của ngôi đền Isis

Trang Daily Mail đưa tin, một nhóm bảy người đã tìm thấy tàn tích đền thờ do người Ai Cập cổ đại xây dựng bị chôn vùi dưới khu vườn trên một con phố dân cư tại Al-Badrashin, Giza, Ai Cập. Các di vật 3400 tuổi được tìm thấy bao gồm phần chân cột trụ, bảy tấm đá bí ẩn có khắc chữ tượng hình và mảnh vỡ còn sót lại của bức tượng.


Tấm bia của người Ai Cập cổ đại được tìm thấy trong tàn tích đền thờ cổ. (Ảnh Daily Mail)

Khám phá mới này đã trở thành chủ đề gây tranh cãi khi bảy người tham gia khai quật đã bị bắt giữ với cáo buộc tiến hành hoạt động khảo cổ trái phép tại thành phố Giza, Ai Cập. Cảnh sát Ai Cập cho biết nhóm người bắt đầu đào bới khu vườn từ khoảng hai tuần trước, nhưng phải tạm dừng khi các hố bị ngập nước, cùng lúc đó, người dân sinh sống xung quanh khu vực đã thông báo cho cảnh sát về hoạt động đào bới của nhóm người trên.

Sau khi nhận được thông báo của người dân, cảnh sát Ai Cập đã ập vào và bắt giữ các đối tượng khảo cổ không có chuyên môn. Tuy nhiên, nhóm người cũng chỉ bị tạm giam ít ngày sau khi các cơ quan chức năng cho rằng đây không phải là khu vực khảo cổ chính thức, bên cạnh đó, cũng chưa từng có dấu hiệu nào cho thấy khu vực này có tồn tại các di tích cho đến khi tàn tích đền thờ thời Ai Cập cổ đại được tìm thấy.

Sau đó, các chuyên gia đã đến xem xét tàn tích và khu vực nằm cách Cairo 40km về phía Nam, tiếp đó tuyên bố địa điểm này chính thức trở thành khu vực khảo cổ. Đội khảo cổ cho biết bảy tấm bia lớn có khắc chữ tượng hình vẫn đang ở tình trạng tốt, ngoài ra họ còn phát hiện thêm vài chân cột trụ và mảnh vỡ của bức tượng ước tính cao khoảng 1.8 mét làm từ đá granite hồng. Phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát khảo cổ Ai Cập cho biết bức tượng được cho là có hình dáng của một người đang ngồi, đội khảo cổ hi vọng rằng có thể tìm thấy thêm nhiều mảnh vỡ nữa để có thể xác định hình dáng nguyên thủy của bức tượng.


Ai Cập cổ đại trở nên thịnh vượng dưới triều đại của PharaohThuthmose III. (Ảnh Daily Mail)

Những di vật được tìm thấy tại khu vực này cho thấy đền thờ được xây dựng từ triều đại của Pharaoh Thuthmose III, vào khoảng năm 1479 đến năm 1425 trước công nguyên, đây là một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất của người Ai Cập cổ đại. Thuthmose III là cháu trai của pharaoh Hatshepsut và lên ngôi sau khi Hatshepsut băng hà, ông trị vì Ai Cập cổ đại trong suốt 32 năm. Trong thời kỳ này, Ai Cập chiếm được lãnh thổ lớn chưa từng có, kéo dài từ bắc Syria cho đến Cartaract thứ tư của Sông Nile tại Nubia.

Đội khảo cổ cũng đã di dời hiện vật đi nơi khác để tiện bảo quản và nghiên cứu thêm, khu vực phát hiện thấy tàn tích đền thờ cổ đã chính thức được công nhận là khu vực khảo cổ do cơ quan quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý và tiến hành các hoạt động khai quật ở các khu vực lận cận nhằm tìm kiếm thêm các tàn tích của đền thờ.

Tham khảo: Daily Mail

Theo Vietq, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video