Phát hiện hóa thạch cá heo sông khổng lồ tại Peru

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hộp sọ hóa thạch của một con cá heo sông khổng lồ đã tuyệt chủng tại Peru.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hộp sọ hóa thạch của một con cá heo sông khổng lồ đã tuyệt chủng – loài được cho là từng rời đại dương và tới sinh sống tại các con sống Amazon cách đây khoảng 16 triệu năm – tại Peru.


Minh họa cá heo sông Pebanista yacuruna. (Ảnh: J Bran).

Với tên khoa học Pebanista yacuruna, loài cá heo sông này thuộc về họ Platanistoidea thường được tìm thấy ở các đại dương cách đây 24 triệu đến 16 triệu năm. Phát hiện về hóa thạch – được cho là thuộc về loài cá heo sông lớn nhất từng được tìm thấy - được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 20/3.

Hãng tin Guardian dẫn lời ông Aldo Benites-Palomino, tác giả chính của nghiên cứu, ông phát hiện ra hóa thạch này tại Peru vào năm 2018 khi ông vẫn còn là sinh viên đại học và bài nghiên cứu này bị trì hoãn do đại dịch Covid-19. Vào thời điểm đó, ông cho biết ông phát hiện ra một mảnh xương hàm khi đang đi dạo cùng một đồng nghiệp.

Ngay khi nhìn thấy hóa thạch, ông nhận ra dấu vết của ổ răng và biết được rằng đây chính là cá heo. Ông giải thích: “Sau đó chúng tôi nhận ra nó không liên quan đến cá heo hồng sông Amazon. Chúng tôi đã tìm thấy một loài động vật, một loài khổng lồ có họ hàng gần nhất còn sống cách đó 10.000km ở Đông Nam Á”.

Ông Benites-Palomino cũng cho biết hóa thạch này còn một điểm đáng chú ý nằm ở kích thước của nó và việc bản thân nó không có bất kỳ mối liên hệ nào với loài cá heo sông đang bơi trong vùng nước mà nó từng sinh sống.

Ông Marcelo R Sánchez-Villagra, giám đốc khoa cổ sinh vật học của Đại học Zurich, cũng đồng ý với tuyên bố của ông Benites-Palomino khi cho biết: “Sau 2 thập kỷ làm việc ở Nam Mỹ, chúng tôi đã tìm thấy một số hóa thạch cá heo khổng lồ trong khu vực, nhưng đây là hóa thạch cá heo đầu tiên thuộc loài này”.

Nhận định về ý nghĩa của nghiên cứu, ông Benites-Palomino cho biết những con cá heo sông còn sống sót hiện tại chính là “tàn tích của những nhóm cá heo biển từng rất đa dạng” và được cho là đã rời đại dương để tìm nguồn thức ăn mới ở các con sông nước ngọt.

Nghiên cứu này nêu bật những rủi ro tiềm ẩn đối với tất cả những loài cá heo sông còn lại trên thế giới – những loài đang phải đối mặt với các mối đe dọa tuyệt chủng trong 20 đến 40 năm tới. Phát triển đô thị, ô nhiễm và khai thác mỏ là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới môi trường sống của cá heo sông và có thể đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng.

Cập nhật: 22/03/2024 mekongasean
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video