Một con thằn lằn đực thuộc giống Calotes bachae có màu sắc rực rỡ được nhóm chuyên gia quốc tế phát hiện ở khu rừng ở miền nam Việt Nam.
>>> Thằn lằn "cầu vồng" lộ diện tại Campuchia
Loài này thường được các nhà khoa học và người dân Việt Nam gọi là loài thằn lằn xanh Thái Lan hay Myanmar. Nhưng nhóm chuyên gia nghiên cứu người Đức và Nga vừa hoàn thành quy trình do sánh gene và tìm ra rằng Calotes Bachae là loài riêng biệt.
Thằn lằn Calotes có khả năng biến đổi màu sắc linh hoạt.
Loài vật thuộc giống Calotes dài tới 10cm và có nhiều gai ở lưng.
Khi tán tỉnh con cái, thằn lằn C.bache đực có thể nhanh chóng biến mình trở nên rực rỡ với nhiều màu sắc, cái đầu màu xanh ngọc bích trông như mũ bảo hiểm bằng kim loại để hấp dẫn bạn tình.
Tuy nhiên, chúng rất giống tắc kè hoa ở chỗ giảm độ sặc sỡ và thay đổi màu sắc khi không có nhu cầu sinh sản, hay ở những hoàn cảnh khác nhau, thời gian khác nhau trong ngày. Vào ban đêm, chúng có màu tối và hơi nâu để lặng lẽ hòa vào môi trường xung quanh.
Môi trường sống của loài thằn lằn vừa được phát hiện không chỉ là những khu rừng nhiệt đới mà còn cả ở nơi đô thị sầm uất như TP.HCM, tại những khu công viên hay vườn hoa rực rỡ.
Tên gọi Calotes bachae được đặt theo Rike Bach, người Đức để ghi nhận công lao trong nhiều hành trình khám phá Đông Dương.