Phát hiện phân tử của trí nhớ

Các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Đại học New York đã phát hiện cơ chế phân tử duy trì việc lưu trữ các ký ức trong não bộ. Họ đã chứng minh trên tạp chí Science rằng, khi ức chế một phân tử đặc biệt, họ đã xóa được những ký ức lâu dài, tương tự như người ta có thể xóa ổ cứng của một máy tính.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng việc xóa những ký ức này không cản trở khả năng hồi phục lại chúng tương tự như việc sử dụng lại ổ cứng của một máy tính đã xóa sạch. Phát hiện này có thể giúp tìm ra ứng dụng trong việc điều trị những cơn đau mãn tính, rối loạn sau chấn thương và mất trí nhớ.

Theo các nhà nghiên cứu, phân tử enzym mang tên “protein kinase M zeta” (PKM zeta) giúp duy trì trí nhớ lâu dài bằng cách củng cố liên tục các mối nối giữa các tế bào thần kinh. Khi ức chế enzym này, các nhà khoa học đã xóa các ký ức được ghi trong một ngày cho đến một tháng. Họ đã chứng minh rằng chức năng này đặc thù đối với enzym PKM zeta, việc ức chế các phân tử liên kết khác không ảnh hưởng đến trí nhớ.

Việc nhận dạng cơ chế phân tử chủ chốt của sự lưu trữ ký ức có thể giúp tìm ra các tác nhân gây bệnh đặc thù cho phép tăng khả năng ghi nhớ và chống mất trí nhớ. Từ đầu năm nay, các nhà khoa học trên cũng đã công bố rằng PKM zeta liên quan đến chứng rối loạn của bệnh Alzheimer có thể một phần do chức năng lưu trữ ký ức bị ức chế.

V.S

Theo Techno Science, HTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video