Một nghiên cứu mới trên người cao tuổi cho biết, hormone feel-good (hormone làm bạn cảm thấy hạnh phúc) giúp gợi lại trí nhớ.
>>> Hy vọng mới cho bệnh nhân bị mắc chứng Alzheimer
Hormone (kích thích tố) dopamine giúp cải thiện trí nhớ dài hạn. Đây là phát hiện mới của một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Emrah Düzel - nhà thần kinh học tại Trung tâm các bệnh thoái hóa thần kinh của Đức (DZNE) và trường đại học Magdeburg - ScienceDaily ngày 08 tháng 11/2012.
Các nhà nghiên cứu điều tra các đối tượng thử nghiệm khác nhau, trong độ tuổi từ 65 đến 75, những người này được nhận một tiền chất dopamine. Kết quả cho thấy, những đối tượng được điều trị đã thực hiện tốt hơn trong một kiểm tra trí nhớ so với những người được dùng giả dược.
Giả dược là loại chất không có tác dụng chữa bệnh, nhưng được mang hình dáng dược phẩm và được thầy thuốc giới thiệu với bệnh nhân là có tác dụng chữa bệnh. Nó có thể là một viên kẹo, nước cất, nước muối sinh lý… Giả dược khác với thuốc giả, vì thuốc giả là hàng giả, hàng nhái... Giả dược được làm với hình dạng và mùi vị giống hệt thuốc mà nó thay thế để thực nghiệm so sánh. Sự so sánh đối chiếu này giúp đánh giá chính xác hiệu quả của thuốc.
Nghiên cứu này cung cấp hiểu biết mới về sự hình thành của trí nhớ dài hạn và giúp lý giải tại sao những ký ức mờ đi nhanh hơn sau sự khởi đầu của bệnh Alzheimer.
Các kết quả được đăng trên tạp chí Journal of Neuroscience (Tạp chí khoa học thần kinh).
Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh nhiều mặt, có chức năng tạo cảm giác hưng phấn trong não. Nó cung cấp thông tin liên lạc giữa các tế bào thần kinh cũng như giữa các tế bào thần kinh và tế bào cơ bắp. Nếu sự dẫn truyền tín hiệu này gặp trục trặc, hậu quả có thể rất khủng khiếp. Như đối với những bệnh nhân Parkinson, người có các triệu chứng akinesia và rối loạn vận động khác - nguyên nhân là do thiếu hụt dopamin. Mặt khác, khi ai được làm hài lòng hoặc được thúc đẩy, một dòng dopamine được giải phóng trong não, đó là lý do tại sao thuật ngữ "feel-good hormone" đã trở nên phổ biến.
Đã có dấu hiệu cho thấy vai trò đặc biệt của dopamine trong việc hình thành những ký ức lâu dài trong một thời gian. Các dấu hiệu là kết quả của các nghiên cứu khác nhau và cũng từ thực tế là sự cố và các sự kiện quan trọng khác thường có thể được nhớ đến trong một thời gian dài. Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Düzel, người cũng liên kết với Đại học College London, đã có thể khẳng định những ảnh hưởng này là đúng ở người già.
"Điều tra của chúng tôi cho lần đầu tiên chứng minh rằng dopamine có ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn. Đây là một phần của trí nhớ dài hạn, trong đó cho phép chúng ta nhớ lại sự kiện có thật. Những lần xuất hiện mà chúng ta đã trực tiếp tham gia", Düzel nói. "Trí nhớ ngắn hạn là một phần năng lực nhớ của chúng ta và bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng lên trí nhớ ngắn hạn đầu tiên. Đây là lý do tại sao kết quả của chúng tôi góp phần hiểu hơn về căn bệnh này”.
Những nghiên cứu tỉ mỉ trên động vật đã chỉ ra rằng để lưu trữ vĩnh viễn các trải nghiệm não phải giải phóng dopamine.
Düzel và các đồng nghiệp đã xem xét liệu điều này có xảy ra ở con người không. Họ kiểm tra khả năng nhận ra của các đối tượng 65 đến 75 tuổi với những hình ảnh mà những đối tượng này đã từng được xem trước đó. Một nửa số người tham gia được nhận một giả dược và số còn lại nhận được Levodopa. Chất này còn được gọi là L-DOPA đến được não từ máu, và được chuyển đổi thành dopamine trong não. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể tạo một ảnh hưởng mục tiêu thông qua mức dopamine trong não của các đối tượng thử nghiệm.
"Các tế bào thần kinh sản xuất dopamine suy giảm theo tuổi tác", Düzel nói. "Tăng cường mức dopamine trong các đối tượng cao tuổi, nên cho thấy một ảnh hưởng rõ ràng". Nhà thần kinh học đề cập đến một lý do khác để tiến hành nghiên cứu với những người già: "Trong tuổi già trí nhớ ngắn hạn giảm, đây là lí do tại sao chủ đề mà chúng tôi đang điều tra đặc biệt phù hợp với người cao tuổi”.
Những người tham gia thử nghiệm lần đầu được cho xem các bức ảnh đen trắng chụp cảnh trong nhà và phong cảnh. Họ sẽ phải phân biệt những bức ảnh này so với những bức ảnh khác mà họ chưa từng được xem trước đó. Hình ảnh hoạt động não trong lần đầu xem ảnh của những người tham gia sẽ được theo dõi bằng cách sử dụng fMRT, một hình thức đặc biệt của chụp cắt lớp cộng hưởng từ. Những bức ảnh trên gần như không kích hoạt các hoạt động ở trung tâm bộ nhớ, nơi mà các nhà thần kinh học đang quan tâm đặc biệt.
Lý do là: Nếu khu vực não này chỉ hơi hoạt động nó sẽ gây ra ít hoặc không giải phóng dopamine. Trong trường hợp này ký ức về các bức ảnh đó sẽ mờ dần dần. “Khi chúng được mã hóa yếu, chúng tôi muốn tìm hiểu xem trí nhớ về những bức ảnh đó có thể vẫn tồn tại hay không”, Düzel nói.
Hai đến sáu giờ sau khi những người tham gia đã ghi nhớ các bức ảnh, họ được yêu cầu để nhận biết và phân biệt chúng với hình ảnh mới.
Trong cuộc kiểm tra sau hai giờ, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người đã được dùng Levodopa và những người dùng giả dược. Tuy nhiên, sau 6 giờ hiệu suất nhớ đã thay đổi. Đối tượng thử nghiệm với Levodopa nhận ra các bức ảnh nhiều hơn 20% so với các đối tượng còn lại. Tỷ lệ giữa lượng Levodopa và trọng lượng cơ thể của đối tượng thử nghiệm đã chứng minh là quyết định với một liều tối ưu. "Điều này khẳng định giả định của chúng tôi là dopamine đóng góp vào ghi nhớ ký ức trong não trên một cơ sở vĩnh cửu. Bạn có thể nói nó cải thiện cơ hội tồn tại của ký ức". "Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự tồn tại của ký ức có thể được điều chỉnh, bất kể ban đầu nó được mã hóa mạnh như thế nào. Đây là một phát hiện mới".
Nhưng tại sao hiệu ứng xuất hiện chỉ sau sáu giờ? Düzel nhìn thấy nguyên nhân trong cách thức mà bộ não lưu lại những ký ức. "Khi ký ức được mã hóa, thay đổi nhất định diễn ra tại các đầu dây thần kinh, hay cũng gọi là khớp thần kinh", ông giải thích. "Kích hoạt này tuy nhiên chỉ là tạm thời, và sau đó trạng thái của các khớp thần kinh thay đổi lại, trừ khi dopamine có sẵn để các khớp thần kinh mới được thành lập có thể được ổn định trong một thời gian dài”.
Theo các nhà thần kinh học, các cuộc kiểm tra sau hai giờ vẫn phải diễn ra trong khoảng thời gian kích hoạt của khớp thần kinh ngắn hạn. Do đó cả hai nhóm đối tượng thử nghiệm đã có kết quả tốt tương tự. Tuy nhiên, vào thời gian sau đó, những ký ức của những người dùng giả dược đã bắt đầu mờ dần. Lúc này ảnh hưởng của dopamine là đáng chú ý với các đối tượng thử nghiệm khác.
Trong nghiên cứu này, người tham gia đã dùng tiền thân dopamine trước khi ghi nhớ. Phát hiện rằng sự tồn tại của ký ức có thể bị ảnh hưởng độc lập với mã hóa ký ức yếu hay mạnh không có thể mở đường để nghiên cứu thêm. Thêm vào đó, nghiên cứu này đã đưa ra suy nghĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer.