Phòng, trị bệnh nhiễm trùng máu trên cá

Môi trường sống là yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi cá ở ao hầm, bè và nuôi đăng quầng. Quản lý tốt môi trường (nguồn nước, xử lý đáy ao và tảo...) sẽ hạn chế mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Ngoài ra, khi thời tiết chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa, cá thường bị "sốc", mầm bệnh trong môi trường có điều kiện tấn công, cá dễ bị mắc bệnh. Một trong số bệnh xuất hiện khá phổ biến thời điểm hiện nay là bệnh nhiễm trùng máu trên cá.

Gia đình anh Phạm Chí Nguyện ở phường Mỹ Quý (TP. Long Xuyên – An Giang) đầu tư gần 50 triệu đồng xây 3 bồn ximăng nuôi cá lóc.

Mỗi bồn anh thả 5.000 con cá giống, áp dụng quy trình bơm cấp nước thường xuyên để nguồn nước luôn sạch sẽ, cá lớn nhanh. Lúc đầu, anh Nguyện cho ăn bằng cá biển hoặc ốc xay, nhưng chỉ sau thời gian ngắn, nguồn nước bị ô nhiễm khá nặng. Sau hai tháng nuôi cá bị hao hụt gần nửa. Bắt những con cá bệnh quan sát thấy thân, miệng bị xuất huyết và nhiều vết lở loét, vây bị tưa rách hoặc bị cụt; nội tạng cũng bị xuất huyết hoặc sưng, không rõ là bệnh gì, nên việc điều trị rất khó khăn.

Thuốc kháng sinh ENROFLOXACIN chuyên trị các bệnh đường ruột, hội chứng lở loét, đốm đỏ. Trộn cùng thức ăn cho cá (Ảnh: biopharma)

Theo cán bộ khuyến ngư, nếu xuất hiện xuất huyết trên thân, vây, miệng và nội tạng là cá đã bị bệnh nhiễm trùng máu gây hại. Bệnh xuất hiện ở cá tra, cá basa, bống tượng, chép, điêu hồng, trắm cỏ và cá lóc. Cá bị bệnh nặng có thể bị chết hàng loạt, nếu là cá giống thì có thể chết 100%.

Theo KS. Đặng Hồng Đức, Trưởng bộ phận thủy sản Công ty liên doanh Bio Pharmachemie, việc quản lý tốt môi trường nuôi sẽ góp phần giảm thiểu mầm bệnh gây hại. Ngoài ra, khi nuôi cá bà con cần cải tạo ao, vệ sinh bè sạch sẽ và chọn con giống khoẻ mạnh. Không cho cá ăn trực tiếp thức ăn sống mà phải hấp chín để loại trừ mầm bệnh. Cá bị bệnh chết phải nhanh chóng vớt lên và chôn tập trung có xử lý vôi, không nên vứt ngoài sông rạch dễ gây nguồn bệnh cho các mô hình nuôi trồng thủy sản xung quanh.

Để phòng bệnh nhiễm trùng máu trên cá, ngoài quản lý tốt môi trường nuôi, cần định kỳ 15 ngày xử lý nền đáy một lần bằng BIOZEOGEEN hoặc BIO YUCCA. Nếu cá có hiện tượng “sốc” thời điểm giao mùa thì dùng ngay BIO ANTISHOCK hoặc BIO GLUCCAMIX để tăng cường khả năng miễn dịch. Khi phát hiện cá bị bệnh nhiễm trùng máu nên dùng kháng sinh mạnh và đặc trị như ENROFLOXACIN, OXOCOL, trộn vào thức ăn, cho ăn 5-7 ngày liên tục, sau đó dùng men tiêu hoá như BIO ZYME hoặc NUTRIFISH để giúp cá ăn nhiều và mau hồi phục.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, KHKTNN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video