Rừng có nguy cơ bị sinh vật gây hại tàn phá

Lo ngại việc sinh vật gây hại rừng bùng phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát vừa yêu cầu các địa phương tăng cường khả năng chủ động phòng trừ ổ dịch ngay từ khi còn diện hẹp, tránh để lây lan thành dịch. 

Sâu róm hại rừng thông.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ thị Cục Bảo vệ Thực vật chủ trì phối hợp với Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp và Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai xây dựng quy định về điều tra phát hiện, phòng trừ sinh vật hại rừng; tổ chức tốt công tác phát hiện, theo dõi, dự báo sinh vật hại rừng.

Sở NN-PTNT các tỉnh/thành trực thuộc TW phải tiến hành phát hiện, theo dõi, dự báo sâu bệnh hại rừng ở địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng các biện pháp phòng, trừ; trực tiếp tổ chức phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong trường hợp có nguy cơ lây lan rộng.

Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, coi trọng biện pháp lâm sinh, biện pháp sử dụng các chế phẩm sinh học diệt sâu, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học; tăng cường khả năng chủ động phòng trừ ổ dịch ngay từ khi còn diện hẹp, tránh để lây lan thành dịch.

Những năm gần đây, sinh vật hại rừng đã xảy ra trên diện rộng tại nhiều địa phương, như sâu róm thông ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La... ; sâu đo hại keo tai tượng tại vùng nguyên liệu giấy Tuyên Quang, Vĩnh Phúc; mối hại bạch đàn vùng Tứ giác Long Xuyên; dịch tuyến trùng làm chết hàng loạt thông 3 lá ở Lâm Đồng, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế; châu chấu hại tre, luồng ở Hoà Bình; sâu róm hại rừng phòng hộ chắn sóng ở Sóc Trăng...

Đặc biệt, chỉ riêng tại Nghệ An, đến 5/2006, đã có 6.107 ha thông nhựa và thông ở các độ tuổi khác nhau tại Nghệ An đã bị sâu róm tấn công. Riêng tại huyện Nam Đàn, nạn sâu róm bùng phát từ tháng 2/2006, với trên 801 ha bị nhiễm nặng, mật độ sâu đều trên dưới 1.000 con/cây. Huyện này đã chi khoảng 300 triệu đồng để mua các loại thuốc và huy động cán bộ, công nhân tập trung dập dịch suốt 45 ngày.

Theo Bộ NN-PTNT, hàng năm, dịch sâu, bệnh hại rừng trồng đã gây nên tổn thất lớn, không những làm giảm chất lượng rừng, làm chết hàng nghìn héc ta rừng, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng, mà còn làm suy thoái môi trường sinh thái.

H.Yên

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video