Sa-Nakht: Pharaoh khổng lồ từng trị vì Ai Cập cổ đại 5000 năm trước là ai?

Đúng vậy, một phần lịch sử ít được biết đến cho thấy rằng một Pharaoh có thân hình "khổng lồ" đã cai trị Ai Cập cổ đại hàng nghìn năm trước - Một pharaoh tên là Sa-Nakht, thuộc Vương triều thứ ba - là "Người khổng lồ" đầu tiên của Ai Cập cổ đại.

Sa-Nakht cai trị nền văn minh sông Nile khoảng 1.000 năm trước khi Ramses II lên ngôi. Theo những ghi chép lịch sử, Ramses, người được coi là một người cực kỳ cao to khi so với thể hình của con người thời điểm đó - cao khoảng 1,75m, thế nhưng ông lại bị coi là "lùn" khi so sánh với kích thước của Pharaoh Sa-Nakht.

Tuy nhiên, danh tính thực sự của Sa-Nakht (hay Sanakht) và vị trí của ông nằm trong biên niên sử của vương triều thứ ba hiện vẫn chưa rõ ràng và nó vẫn đang là chủ đề của các cuộc tranh luận. Điều này đã trở thành một bí ẩn đối với các học giả trong nhiều năm vì thông tin về quyền cai trị của ông, thời gian ông cai trị, ông chết bởi nguyên nhân nào hay thời gian nào thì vẫn còn rất mơ hồ. Những thông tin về vị pharaoh này chủ yếu đến từ một vài di tích đã tồn tại hơn 5.000 năm.


 Danh tính thực sự của pharaoh Sa-Nakht chưa thật rõ ràng.

Thời điểm chính xác khi mà Sanakht lên ngôi vua chưa được biết rõ. Không giống như Djoser, chỉ còn rất ít các hiện vật còn sót lại đến ngày nay mà có niên đại thuộc về triều đại của ông, điều này tạo nên một sự nghi ngờ lớn đối với con số 18 năm trị vì được Manetho và bản danh sách vua Turin đưa ra. Mặt khác, bản danh sách vua Turin và những ghi chép của Manetho lại cách xa thời điểm tồn tại của vương triều thứ 3 tới 1 - 2 nghìn năm, và vì thế chúng có thể chứa một số dữ kiện không chính xác hoặc không đáng tin cậy.

Nếu chúng ta nhìn vào hồ sơ của nhà sử học Ai Cập cổ đại Manetho và Danh sách Vua Turin, Sa-Nakht có lẽ đã cai trị đế chế Ai Cập cổ đại trong 18 năm, nhưng nhiều nhà khảo cổ cho rằng thời gian chính xác mà vị pharaoh này ngồi trên ngai vàng vẫn còn là một bí ẩn.

Danh tính của Sanakht và vị trí của ông nằm trong biên niên sử của vương triều thứ ba hiện vẫn chưa rõ ràng và nó vẫn đang là chủ đề của các cuộc tranh luận. Mặc dù sự tồn tại của Sanakht đã được chứng thực nhờ vào các mảnh dấu vỡ được tìm thấy trong lăng K2 và từ một bức tranh vẽ, các khám phá khảo cổ gần đây tại Abydos đã giúp phủ nhận giả thuyết về việc ông là vị vua đã sáng lập nên vương triều thứ ba theo như các ghi chép của Manetho và cuộn giấy cói Turin.


Thời điểm ông lên ngôi cũng chưa được biết rõ.

Rất ít các sự kiện diễn ra dưới triều đại của Sanakht được biết đến. Nhờ vào việc tìm thấy các bức phù điêu miêu tả nhà vua ở Wadi Maghareh tại Sinai cùng với của những vị vua khác như Djoser và Sekhemkhet cho thấy một sự hiện diện quan trọng của người Ai Cập tại đó dưới vương triều thứ ba.

Vị trí lăng mộ của Sanakht vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Các nhà khảo cổ đã từng nghĩ rằng lăng mộ của Sanakht chính là lăng K2 ở Beit Khallaf bởi vì các cuộc khai quật được tiến hành ở đó đã tìm thấy những mảnh phù điêu vỡ mang tên của ông. Tuy nhiên, một số nhà Ai Cập học ngày nay cho rằng mastaba này là nơi dùng để an táng một vị quan lớn của triều đình, một hoàng tử hoặc hoàng hậu hơn là của một pharaoh, trong khi một số khác vẫn tiếp tục ủng hộ giả thuyết ban đầu.

Người ta tin rằng vào năm 1901, tại thị trấn nhỏ Beit Khallaf, các nhà khảo cổ đã khai quật được hài cốt thuộc về Sa-Nakht - một bộ xương thuộc về một người đàn ông sở hữu chiều cao đáng kinh ngạc, gần 2,00 mét.


Các nhà khoa học tin rằng, ông mắc một chứng bệnh gọi là khổng lồ. (Ảnh minh họa).

Bộ xương có tầm vóc cao hơn đáng kể so với chiều cao trung bình của người Ai Cập cổ. Hộp sọ cũng to và rộng hơn. Mặc dù chỉ số sọ của ông có độ rộng bất thường và gần giống như kiểu đầu ngắn, tỷ lệ xương dài của ông lại giống với của những cư dân vùng nhiệt đới và cũng giống với hầu hết những người Ai Cập cổ đại khác; Đặc biệt là giống với những người thuộc thời kỳ tiền triều đại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ xương của Sa-Nakht hiện tin rằng ông mắc một chứng bệnh gọi là khổng lồ, xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra do một khối u trên tuyến yên của não.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Michael Habicht, một nhà Ai Cập học tại Viện Y học Tiến hóa của Đại học Zurich, dựa trên các nghiên cứu trước đây, chiều cao trung bình của nam giới vào khoảng thời gian này là 1,68m thì chiều cao gần 2 mét quả thực có thể được xem là khổng lồ.

Habicht và các đồng nghiệp của ông đã kết luận rằng Sa-Nakht có thể mắc chứng khổng lồ sau khi họ phân tích lại hộp sọ và xương được cho là của Sa-Nakht, "Những chiếc xương dài của bộ xương cho thấy bằng chứng về sự 'tăng trưởng vượt bậc', đó là những dấu hiệu rõ ràng của hội chứng khổng lồ", Habicht cho biết. "Nghiên cứu sự phát triển tiến hóa của các loại bệnh có tầm quan trọng đối với y học ngày nay". Nếu chẩn đoán của họ là chính xác, thì Sa-Nakht có lẽ sẽ là trường hợp bệnh lý cổ xưa nhất được biết đến về chứng khổng lồ trên thế giới.

Cập nhật: 14/10/2024 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video