Sốc thuốc và biện pháp phòng ngừa

Mọi dạng thuốc đều có thể gây ra sốc nhưng tần suất và độ nặng thường tăng lên theo thứ tự: thuốc uống - tiêm bắp - tiêm tĩnh mạch - tiêm truyền. Cần chọn dùng dạng thuốc có ít nguy cơ gây sốc hơn và mức độ nhẹ hơn.

Khi cơ thể không thích hợp với hoạt chất hoặc các thành phần khác trong thuốc (gọi chung là

Tiêm đúng kỹ thuật có thể hạn chế sốc phản vệ xảy ra (Ảnh: whyfiles.org)
thuốc) thì đều có thể bị sốc. Vì thế, bất cứ người nào, dùng thuốc gì cũng phải cảnh giác. Trong bệnh viện, điều dưỡng viên phải có mặt trong buồng bệnh, trực tiếp cho người bệnh dùng thuốc, kịp thời xử lý các biến cố; tránh giao thuốc cho người bệnh tự dùng, đặc biệt tránh việc “khoán trắng” cho người nhà trông nom việc truyền dịch.

Sốc thuốc thường xảy ra nhiều hơn với người có thể trạng yếu (trẻ nhỏ, người già, người bị kèm bệnh khác). Với đối tượng này, cần cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ, chọn cách dùng an toàn nhất, nếu vì bệnh tật buộc phải dùng các dạng thuốc có tần suất gây sốc cao thì càng phải thận trọng.

Thuốc dùng bị giảm sút chất lượng: hết hạn hoặc hạn dùng còn rất ngắn (chỉ còn 1/3, 1/4 hạn dùng ghi trên nhãn), có những biểu hiện khác thường so với thuốc lúc nguyên thủy (gãy cạnh, dễ vỡ nát, ẩm ướt, biến màu, không trong suốt, không đồng nhất, mùi vị khác thường...). Trường hợp này, thuốc đã biến chất dễ gây sốc. Nếu có một trong những yếu tố trên không được dùng (dù ở dạng thuốc nào).

Đối với một số thuốc có tần suất gây sốc cao (chẳng hạn như penicilin tiêm...), quy định bắt buộc phải thử phản ứng trước khi dùng. Kỹ thuật thông thường là tiêm dưới da một lượng rất nhỏ thuốc (10 UI), sau một thời gian nhất định, nếu không có hiện tượng bất thường như ban đỏ... thì có thể tiếp tục dùng thuốc theo liều chỉ định.

Kỹ thuật dùng thuốc không đúng cũng dễ gây sốc, đặc biệt hay gặp khi dùng thuốc tiêm truyền. Một số kỹ thuật dùng thuốc không đúng sau đây cần phải khắc phục:

- Không hòa thuốc thành dung dịch hay nhũ dịch: ví dụ không lắc cho artesunat tan hoàn toàn trong dung dịch glucose 5%, không lắc kỹ để có nhũ dịch hydrocortison đồng nhất trước khi tiêm.

- Truyền với tốc độ nhanh: xảy ra do không tuân thủ y lệnh hay do không theo dõi để khóa điều chỉnh tốc độ bị xê dịch trong lúc truyền.

- Truyền với lượng nhiều, nhanh. Ví dụ tiêm truyền acyclovir với liều thường dùng thì khá an toàn nhưng khi tiêm truyền tốc độ nhanh, liều cao rất dễ xảy ra sốc. Vào mùa rét, khi truyền nhanh và lượng lớn loại dung dịch nồng độ thấp, năng lượng (như glucose 5%...) cũng dễ gây sốc (nên ủ ấm thuốc, lúc đầu truyền với tốc độ chậm, cho người bệnh thích ứng dần, sau đó truyền với tốc độ chỉ định).

- Truyền quá liều: xảy ra khi dùng chai dịch truyền lớn (như ringer lactat thường đóng đến 1-2 lít), truyền cho trẻ nhỏ, không theo dõi và ngừng truyền khi đã đủ liều.

- Truyền bọt khí vào mạch: xảy ra do lắc mạnh chai dịch lúc treo, không cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài để đuổi hết bọt khí trước khi cho dịch truyền vào cơ thể.

- Một số điều kiện truyền chưa đạt yêu cầu vô khuẩn: khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp... không được tiệt khuẩn; không kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi đựng.

- Chưa chuẩn bị hoặc kiểm tra thường xuyên các phương tiện thuốc men cần thiết để xử lý sốc, khi cần đến thì lúng túng; Theo dõi chưa sát sao, sốc chuyển sang nặng mới biết, xử lý chậm; Thiếu bình tĩnh: đôi khi sốc nhẹ (mới rét run chỉ cần ủ ấm, kiểm tra và dùng thuốc trợ tim mạch nếu cần) thì vội chuyển người bệnh lên tuyến trên, phương tiện chuyển đường xấu (xe thồ, nhiều ổ gà) làm cho sốc trầm trọng thêm.

Để hạn chế sốc do thuốc gây ra, ở tuyến y tế cơ sở nên chọn dùng dạng thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu, nếu bị sốc thì thường nhẹ có thể xử lý được; tránh dùng loại thuốc vượt tuyến, có tần suất gây sốc cao vượt quá khả năng giải quyết.

Một số trường hợp sốc xảy ra có phần trách nhiệm của nhân viên y tế nhưng cũng có không ít trường hợp sốc vẫn xảy ra không cứu được do người bệnh không thích ứng với thuốc hoặc có thể trạng quá kém. Cần có cách nhìn khách quan trước việc sốc thuốc, giải quyết thấu tình, đạt lý.

DS.Hà Thúy Phương

Theo Báo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video