Sông Mê Kông chuyển từ màu phù sa sang màu xanh biếc

Các chuyên gia cho biết, sông Mê Kông gần đây đã đổi từ màu nâu vàng của trầm tích phù sa sang màu xanh ngọc. Mặc dù điều đó thu hút khách du lịch vì tò mò, nhưng nguyên nhân của nó khiến nhiều người lo lắng.

Sông Mê Kông thường có màu nâu vàng do trầm tích phù sa từ hạ lưu trôi theo dòng nước. Nhưng gần đây nó rõ ràng đang mang một màu xanh lam là sự phản chiếu của bầu trời. Mực nước cũng trở nên thấp bất thường, làm lộ ra những bãi cát cho phép những du khách tò mò ra đứng giữa sông.


Các du khách đứng trên bãi cát ở sông Mê Kông thuộc tỉnh Nakhon Phanom, đông bắc Thái Lan hôm thứ Tư, 4/12. (Ảnh: AP).

Mực nước thấp đã ảnh hưởng đến ngư dân và nông dân, nhưng các chuyên gia còn cho rằng sự suy giảm trầm tích cho thấy một mối nguy hiểm khác có thể dẫn đến xói mòn bờ sông và lòng sông. Các chuyên gia xác định nguyên nhân là do đập thủy điện đã góp phần gây ra cả hai vấn đề này.

Khoảng 70 triệu người phụ thuộc vào sông Mê Kông về nước, thực phẩm, thương mại, thủy lợi và giao thông. Các nhà phê bình cho rằng các đập thủy điện quy mô lớn đã phá vỡ hệ sinh thái của khu vực.

Ông Pravit Kanthaduang, giám đốc văn phòng thủy sản tại Bueng Khong Long, một huyện thuộc tỉnh Bueng Kan, Thái Lan cho biết, con đập ngăn chặn nhiều trầm tích di chuyển xa hơn về phía hạ lưu, khiến nước trở nên trong vắt. Ít trầm tích có nghĩa là ít dinh dưỡng cho thực vật và cá trên sông, đe dọa sự cân bằng sinh thái, ông nói.

Chuyên gia Chainarong Setthachau thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Mahasarakham, người đã nghiên cứu những thay đổi trong hệ sinh thái của sông Mê Kông trong hai thập kỷ qua cho biết, khi ít trầm tích, nước cũng có nhiều dòng chảy hơn.

"Dòng chảy có ít trầm tích sẽ giải phóng năng lượng cho các bờ sông ở hạ lưu. Hiện tượng “nước đói” này sẽ gây ra xói mòn nhiều hơn cho các bờ, nhổ bật cây và làm hỏng các công trình kỹ thuật trên sông", ông Chainarong nói.

Các nhà phát triển đập đã phủ nhận việc họ chịu trách nhiệm cho mực nước thấp mà một số nhà phê bình gắn với thử nghiệm chạy các máy phát điện bắt đầu vào tháng Ba. Vào tháng 10, Công ty Xayaburi Power cho biết dự án đã chi hơn 19,4 tỷ baht (639 triệu USD) để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm cả việc xây dựng các cửa thoát cho dòng chảy trầm tích và cá đi qua. Tổng chi phí của nhà máy là 4,47 tỷ USD.

Những chiếc thuyền đánh cá neo đậu trên sông Mê Kông, nơi dòng sông đã chuyển sang màu xanh thay vì màu bùn thông thường, ở tỉnh Nakhon Phanom hôm thứ Năm, 5-12. (Ảnh: AP)

Bà Daeng Pongpim, một ngư dân ở làng Tà Mùi, tỉnh Ubon Ratchathani, cho biết: "Tôi đã 67 tuổi và chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì như vậy trước đây. Điều khiến tôi quan tâm nhất là mực nước thấp. Bây giờ, đang ở đầu mùa đông, mực nước không thể thấp đến mức này. Tôi không thể hãy tưởng tượng được liệu chúng tôi có thể khó khăn như thế nào trong những ngày cực điểm của mùa khô, vào tháng ba và tháng tư năm tới".

Một ngư dân khác, ông Chaiwat Parakun cho biết ông đã từ bỏ dụng cụ câu cá của mình vài năm trước vì lượng cá giảm và chuyển sang thành lập một doanh nghiệp du lịch.

Cập nhật: 14/12/2019 Theo Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video