Sống ở Cực Nam - nơi tận cùng trái đất

Xem hướng gió, các nhà khoa học sẽ liệu được công việc của ngày hôm sau, nghĩa là ra đài quan sát hay cứ nằm dài trong trạm nghiên cứu ở chính giữa Nam Cực.

Toạ lạc trên một bình nguyên bao la, cao gần 3.000 mét so với mực nước biển, Nam Cực vốn không phải là một nơi lộng gió. Người ta thường nói, đây là châu lục gió lớn lắm, điều này có lẽ đúng với những vùng ven rìa của bình nguyên, giáp với biển chẳng hạn, hay ở đâu đó, chứ ngay ở vĩ độ 90, sức gió thường chỉ 15km/h, cao lắm cũng chỉ 60-70km/h. Những cơn gió nghe như thoảng qua vậy mà cũng gây nên bao chuyện.

Những đợt không khí lạnh và đặc khi đi qua bình nguyên Nam Cực, có khi thổi bùng lớp tuyết khô trên mặt băng, tạo nên cơn bão tuyết cục bộ mà trên cao thì trời vẫn trong, tuyết không rơi. Người ta gọi chúng là katabatic, loại gió thổi từ cao xuống (để phân biệt với gió anabatic, thổi từ dưới lên). Khi còn trên cao nguyên thì chúng nhẹ như phủi, nhưng lúc đổ ra đến biển thì cuồng nộ tàn phá mọi thứ nằm trên đường mà nó đi qua.

Cổng chính đi vào Mái vòm Nam cực nằm sâu dưới mặt tuyết. Ban đầu căn cứ này được xây ở trên mặt băng, nhưng rồi dần dần bị tuyết trôi dạt vùi lấp. (Ảnh:search.com)

Ngay tại Cực Nam, những cơn gió ấy vẫn còn nhẹ vậy mà ngày ngày đã vùi lấp hết mọi dấu vết mà con người khó nhọc làm nên.

Mái vòm Nam Cực đi vào hoạt động từ năm 1975, để thay thế Trạm Nam Cực đầu tiên, xây hồi năm 1957. Trạm đầu tiên này đã lâu nằm vùi trong lòng tuyết lạnh. Người ta đánh dấu nó bằng vài ngọn cờ lẻ tẻ, trông xa như những nấm mồ hoang từ lâu không người viếng.

Mái vòm Nam Cực hiện nay giờ nằm gọn trong một lòng chảo. Vùng băng chung quanh nó ngày càng dày lên, chỗ trũng phía trước là do người ta phải liên tục xúc tuyết đi, nếu không thì mái vòm này, biểu tượng của vĩ độ 90 Nam, cũng đã bị chôn vùi từ bao năm rồi.

Cũng vì mối nguy ấy mà một trạm mới đã được xây nên để thay thế Mái vòm Nam Cực. Trạm mới này như là một nhà kính liên hợp, nơi người ta đi lại bên trong mà không cần mặc áo lạnh. Nơi này có đầy đủ tiện nghi cho hơn 150 cư dân. Trạm mới nằm trên mấy chục cây cột chống kiên cố. Những nhà thiết kế hy vọng là những cơn gió cùng các đám tuyết khô sẽ thổi luồn qua các cây cột này, và trạm mới sẽ thoát được sự vùi lấp của thời gian.

Cũng cần biết là hướng gió ngay tại Cực Nam luôn trở thành chỉ dẫn tin cậy cho thời tiết. Từ cực chào đón nhìn về trạm, gió thổi về bên trái dự báo trời sẽ mù, mà thổi về bên phải bầu trời sẽ trong xanh. Xem hướng gió, các nhà khoa học sẽ liệu được công việc của ngày hôm sau, nghĩa là ra đài quan sát hay cứ nằm dài trong trạm.

Theo Tia Sáng, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video