Sự khác biệt giữa chất độc và nọc độc là gì?

Bài viết này sẽ không đi sâu vào việc phân tích nội dung tác phẩm "Toxic" của Britney Spears hay "Poison" của Bell Biv DeVoe, mặc dù nghe cái tên của chúng có vẻ rất liên quan đến tựa bài. Những gì bài viết này cung cấp sẽ giúp bạn có thêm một vài hiểu biết thú vị về chất độc và nọc độc trong tự nhiên, đồng thời nó sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Bởi vì sự thật là: Chất độc và nọc độc hoàn toàn không giống nhau.

Chất độc hay nọc độc?

Sinh vật có độc hay sinh vật có nọc độc đều là những là tin xấu, vì cả hai đều có liên quan đến các chất độc gây ra tổn thương cho người. Nhưng sự khác biệt nằm ở cách thức phát sinh/hấp thụ chất độc.

Chất độc được xem là bị động, nghĩa là: Bạn phải tiếp xúc với chúng thông qua các hành động như cắn, nhai, nắm hoặc chạm vào các sinh vật đó thì chúng mới có thể gây ra tổn thương cho bạn được. Còn trong điều kiện tự nhiên, nếu bạn không chủ động tiếp xúc hay "sờ mó" đến chúng thì có thể nói chúng hoàn toàn vô hại (ít nhất là cho đến khi bạn động vào chúng).



Nọc độc là thứ tồn tại phổ biến trong các loại rắn. Chúng hoạt động dựa theo cơ chế của vật chủ, nghĩa là sinh vật có chứa nọc độc phải cắn/chích bạn thì chất độc mới có thể xâm nhập vào cơ thể được.

Sự khác biệt nằm ở cách thức phát sinh và hấp thụ chất độc!

Có một số loài ếch tiết ra độc tố trên da để chống lại những kẻ thù của chúng, do đó khi bạn chạm hoặc liếm phải độc tố này bạn sẽ ngay lập tức bị nhiễm độc. Ngoài ra, cá nóc cũng là một trong những điển hình của việc nhiễm độc đặc biệt là khi ăn phải, chất độc này có thể gây ra tử vong. Các loại nấm độc cũng vậy, chúng sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bạn nến bạn không vô tình hay tò mò muốn nếm thử hương vị của chúng.


Bạch tuộc vòng xanh, chỉ cần bạn chạm vào nó là bạn sẽ bị thương ngay lập tức.

Ngược lại với chất độc bị động, nọc độc có trong rắn đuôi chuông được bơm đầy trong các nanh, chúng sẽ truyền chất độc này vào cơ thể kẻ thù thông qua các vết cắn. Điều ngạc nhiên tiếp theo chính là về thú mỏ vịt, loài động vật đáng yêu này cũng có nọc độc, đặc biệt là ở mắt cá chân các con đực, chúng sử dụng để tấn công những kẻ săn mồi khác. Ngoài ra, có một số sinh vật vừa có chất độc vừa có mọc độc như: Bạch tuộc vòng xanh, chỉ cần bạn chạm vào nó là bạn sẽ bị thương ngay lập tức, nhưng nếu bạn tìm cách ăn nó, bạn có thể phải trả giá bằng cả mạng sống đấy.


Thực vật cũng có chứa cả chất độc lẫn nọc độc.

Không chỉ động vật mà thực vật cũng có chứa cả chất độc lẫn nọc độc. Poison ivy – cây thường xuân độc, đúng với tên gọi, độc tố của nó sẽ ngấm vào cơ thể của đối phương chỉ bằng cách chạm vào lá của nó. Tương tự như cây tầm ma, độc tố có trên khắp các gai trên thân chúng. Bất cứ ai vô tình chạm phải đều phải hối hận.

Cập nhật: 11/06/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video