Tại sao da thường bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió? 10 biện pháp giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Những điều bạn cần biết về chứng bỏng gió

Vào những ngày tháng mùa hè, dưới tác động của ánh nắng mặt trời da bạn dễ bị đen sạm hoặc cháy nắng. Ngược lại, vào mùa đông, dưới sự tác động của gió làn da của bạn thường bị nổi mẩn, ngứa rát. Nguyên nhân là do gió khiến làn da của bạn mất đi độ ẩm, từ đó khiến da dễ bị kích ứng. Tình trạng này còn được gọi là "bỏng gió".

1. Chứng bỏng gió là gì?

Bỏng gió là một loại kích ứng da, xảy ra khi nhiệt độ thấp, thiếu độ ẩm và sự tác động của gió làm mất đi lớp dầu tự nhiên khỏi lớp trên cùng của da. Điều này phá vỡ hàng rào bảo vệ da của bạn và để lộ lớp da thứ hai nhạy cảm, làm giảm khả năng giữ ẩm của da, tăng tương tác với các chất gây kích ứng có thể xảy ra và dẫn đến da đỏ, khô và bong vảy, cảm thấy ngứa, rát,... Qua đây cũng có thể lý giải cho việc: "Tại sao da thường bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió?".

Những người mắc bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm thường có làn da dễ bị kích ứng. Vì vậy, những người này dễ bị bỏng gió hơn khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.

Chứng bỏng gió cũng có thể xảy ra song song với cháy nắng. Theo Tổ chức Ung thư Da, gió tăng cường tác động của tia cực tím (UV) , làm bong lớp da bên ngoài, khiến các lớp bên trong lộ ra, dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác hại của ánh nắng mặt trời. Do vậy, kể cả vào những tháng ngày mùa đông, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước cả hai tình trạng trên.

Hầu hết các trường hợp bị bỏng gió sẽ cải thiện sau vài ngày, nhưng những trường hợp nặng hơn có thể mất nhiều thời gian hơn để khắc phục.


Bỏng gió là tình trạng da bị mất đi lớp dầu tự nhiên do gió và dễ bị kích ứng. (Ảnh: Internet).

2. Biện pháp giúp giảm triệu chứng khi bị bỏng gió

Để giảm triệu chứng bỏng gió và giúp da nhanh hồi phục, mọi người có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • 1. Sử dụng kem dưỡng ẩm. Khi da bị bỏng gió, lớp dầu tự nhiên trên da bị loại bỏ khiến cho da bị khô, thiếu nước và độ ẩm. Vì vậy, lúc này bạn nên sử dụng kem dưỡng để bổ sung lại độ ẩm cho da.
  • 2. Chườm ấm để giảm mẩn đỏ và làm dịu vùng bị ảnh hưởng. Tránh sử dụng nước nóng trong khi bạn đang bị bỏng gió. Điều này sẽ lấy đi nhiều độ ẩm hơn từ da và kéo dài thời gian phục hồi của bạn.
  • 3. Sử dụng gel lô hội vì lô hội có đặc tính làm dịu, giúp giảm chứng bỏng gió.
  • 4. Tắm bằng bột yến mạch, biện pháp này có thể giảm viêm và ngứa.
  • 5. Đắp mặt nạ mật ong để dưỡng ẩm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • 6. Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong nhà và ngăn ngừa tình trạng khô da quá mức.
  • 7. Bổ sung những thực phẩm giàu axit béo omega-3. Omega-3 có tác dụng dưỡng ẩm cho da và chống lại tình trạng da đỏ, khô hoặc ngứa do rối loạn da như viêm da dị ứng.
  • 8. Tránh các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng tẩy rửa mạnh. Không nên lựa chọn những sản phẩm có chứa cồn, đặc tính tẩy tế bào chết hoặc nhiều hương thơm. Lựa chọn tốt nhất cho bạn là những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và ít hương thơm, điều này sẽ ngăn ngừa da bị kích ứng thêm.
  • 9. Bổ sung nước cho cơ thể, như vậy làn da sẽ nhanh chóng được cung cấp nước và tránh tình trạng khô da.
  • 10. Thoa kem hydrocortisone không kê đơn

Đối với những người bị bỏng gió nghiêm trọng, chẳng hạn như xuất hiện mụn nước lan rộng, cảm thấy đau dữ dội hoặc đỏ rát nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị thêm bằng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm đường uống để giảm bớt triệu chứng bỏng gió.


Thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp da bị bỏng gió nhanh phục hồi. (Ảnh: Internet).

3. Cách phòng ngừa chứng bỏng gió

Vào mùa đông, da bạn không chỉ phải đối mặt với chứng bỏng gió mà còn chịu nhiều ảnh hưởng như da nứt nẻ, tăng sắc tố,... Để bảo vệ làn da trong những tháng ngày mùa đông, bạn nên thực hiện một số điều sau:

  • Bảo hộ đầy đủ trước khi ra ngoài: Trước khi ra khỏi nhà, nhất là mùa đông lạnh giá bạn nên mặc nhiều lớp quần áo ấm như áo len, áo khoác, găng tay, tất và đặc biệt là đeo khẩu trang để giảm sự tác động của gió đến da mặt.

Lưu ý, bạn không nên mặc quần áo thô ráp vì ma sát có thể gây kích ứng da, dẫn đến mẩn đỏ và khó chịu.

  • Thoa kem chống nắng đầy đủ: Nhiều người thường lầm tưởng rằng không cần thoa kem chống nắng vào mùa đông vì ít có ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, tia UV vẫn xuất hiện ngay cả khi trời không có nắng. Do vậy, bạn nên thoa kem chống nắng trong tất cả các mùa trong năm. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Lý do gió gây kích ứng tới da là do gió làm tăng tốc độ bốc hơi ẩm từ da, dẫn đến mất nước và khiến da bị khô. Do vậy, để giảm sự tác động của gió tới làn da, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cả ban ngày và ban đêm.
  • Uống nước đầy đủ: Có vẻ uống nhiều nước vào mùa đông sẽ khó khăn hơn mùa hè nhưng bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài uống nước, mọi người có thể bổ sung thêm các món canh, nước ép,... để giúp da được giữ ẩm.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giảm thiểu tình trạng mất độ ẩm của da
  • Hạn chế tiếp xúc: Dành thời gian dài ở ngoài trời trong điều kiện lạnh và nhiều gió sẽ làm tăng tác động của chứng bỏng gió. Thời gian tiếp xúc càng lâu thì khả năng mất độ ẩm và kích ứng da càng lớn. Vì vậy, bạn nên giảm thiểu việc tiếp xúc kéo dài với điều kiện lạnh và gió bằng cách nghỉ giải lao và ở trong nhà.

Kết luận lại, da thường bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là do da bị mất đi độ ẩm do sự tác động của gió, nói cách khác đây là chứng bỏng gió. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng tới da nhưng có thể gây kích ứng và khó chịu. Vì vậy, trong những tháng ngày mùa đông, mọi người nên có chế độ chăm sóc da phù hợp, đặc biệt nên thoa kem dưỡng ẩm và chống nắng đầy đủ.

Cập nhật: 12/12/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video