Tại sao hoàng đế xưa qua đêm trăm nghìn mỹ nhân nhưng lại không mắc bệnh tình dục?

Các vị hoàng đế xưa có hàng trăm nghìn cung tần mỹ nữ, mỗi đêm có thể "gần gũi" với cả chục người nhưng lại không hề mắc bệnh lây qua đường tình dục. Liệu họ có bí quyết đặc biệt gì?

Các vị hoàng đế cổ xưa thường có một dàn hậu cung hùng hậu mà nhiều người thường gọi là “hậu cung 3000 mỹ nhân”. Mặc dù, chúng ta không chắc chắn được việc liệu các vị vua xưa có tới 3000 cô vợ hay không nhưng chắc chắn con số ấy cũng không hề nhỏ.

Vua Khang Hi nổi tiếng là vị vua phong lưu bậc nhất Trung Hoa. Các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 4 vị hoàng hậu, 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn những người từng hầu hạ vua nhưng lại ở phân vị thấp thì có không dưới 200. Tính về con cái thì ông có đến 55 người con, 35 hoàng tử và 20 công chúa.


Các vị hoàng đế xưa có dàn hậu cung hùng hậu, qua đêm với cả trăm nghìn người nhưng lại không mắc bệnh tình dục. (Ảnh minh họa).

Còn vua Tấn Vũ Đế, tương truyền rằng số lượng mỹ nhân phải lên đến một vạn người, thậm chí còn phải xây thêm cung điện. Nhiều người còn kể lại rằng vì có quá nhiều thê thiếp nên mỗi đêm ông lại dùng dê đi chọn nơi sẽ qua đêm.

Mặc dù số người "gần gũi" với vua không dưới con số vài chục nhưng các hoàng đế cổ đại lại không mắc bệnh tình dục. Điều này là do 3 nguyên nhân dưới đây.

1. Kiểm tra sự "trong trắng" của các cô gái trước khi nhập cung

Thực tế, bất cứ cô gái nào trước khi nhập cung đều trải qua quá trình tuyển chọn gắt gao. Điều đầu tiên và quan trọng nhất ngoài dung nhan thì đó chính là vấn đề trinh tiết.

Việc kiểm tra vấn đề “trong trắng” của các cô gái được thực hiện với nhiều biện pháp. Điền hình nhất là thủ cung sa. Đây chính là phương pháp “nghiệm thân” được lưu truyền và có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Các vị hoàng đế Trung Hoa cổ đại có hàng trăm, hàng nghìn thê thiếp nên để quản lý cũng như ngăn cản các cung tần mỹ nữ ngoại tình đã tìm tới phương pháp thủ cung sa.


Phương pháp thủ cung sa để kiểm tra sự "trong trắng" của các cô gái trước khi nhập cung.

Thủ cung sa là một vết son đỏ được dùng để chấm lên tay của phụ nữ nhằm mục đích đánh dấu trinh tiết của họ. Tương truyền, vết đỏ này sẽ không bao giờ biến mất nếu như nữ nhân đó còn trong trắng còn nếu sau đó người con gái này có quan hệ nam nữ, thủ cung sa sẽ lập tức phai màu.

Tuy nhiên, nền y học hiện đại ngày nay chưa tìm ra được bằng chứng khoa học nào xác minh được cách kiểm tra trên là hợp lý.

Một phương pháp kiểm tra "trong trắng" khác đó là quan sát ngực. Theo quan sát của người xưa, phụ nữ khi mang thai ngực thường lớn hơn nên họ suy luận rằng cô gái chưa từng quan hệ ngực sẽ nhỏ. Niềm tin này càng được củng cố thêm bởi lý thuyết tinh trùng sau khi xâm nhập vào âm đạo của phụ nữ nó sẽ di chuyển trong cơ thể của cô ấy và đi tới ngực khiến chúng lớn và chảy sệ.

Tuy nhiên, việc kiểm tra trinh tiết bằng nhũ hoa hay ngực không hẳn là chính xác, vì kích thước và màu sắc nhũ hoa của mỗi phụ nữ tùy thuộc vào sắc tố da của mỗi người.

Chính việc đảm bảo các cô gái vẫn còn "gái tân" trước khi gặp vua sẽ tránh được việc họ mắc các bệnh tình dục do quan hệ từ trước. Bên cạnh đó, các thiếu nữ cũng được kiểm tra tình trạng sức khỏe, bệnh tật nên điều này cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục và lây cho hoàng đế.

2. Kiểm tra trước khi quan hệ


Mỹ nhân nào được chọn "qua đêm" với vua đều phải kiểm tra sức khỏe, thân thể gắt gao. (Ảnh minh họa).

Kể cả khi các cô gái đã được tuyển chọn vào dàn mỹ nữ nhập cung thì việc kiểm tra sức khỏe vẫn được tiến hành đều đặn. Trước khi hoàng đế muốn thân mật với bất cứ cô gái nào, người đó cũng phải được kiểm tra để đảm bảo có sức khỏe tốt. Nếu có bệnh, các thái giám sẽ ngay lập tức thu hồi phong hiệu và không cho phép họ gần gũi với vua.

Mặc dù có thể vẫn có trường hợp mua chuộc thái giám để qua vòng kiểm duyệt nhưng điều này vẫn là số ít và giảm thiểu được tình trạng rủi ro bệnh tật.

Hơn nữa, khi chọn bất cứ ai, hoàng đế cũng phải xem xét liệu người phụ nữ có khả năng sinh đẻ tốt không bởi điều này liên quan tới việc duy trì nòi giống nên sức khỏe luôn rất quan trọng.

3. Chỉ quan hệ với một người

Ngày nay, những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có mối quan hệ với nhiều người khác và không có biện pháp an toàn. Tuy nhiên, các cung tần mỹ nữ xưa thì chỉ có duy nhất hoàng đế nên họ không có nguồn lây bệnh, do đó tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục của hoàng đế là tương đối thấp.

Mặc dù các hoàng đế khó có thể lây bệnh từ các mỹ nhân được tuyển chọn vào cung nhưng cũng khó tránh được việc lây bệnh tình dục nếu có mối quan hệ với những cô gái bên ngoài.


Vua Đồng Trị vì qua lại với gái lầu xanh bên ngoài nên qua đời do mắc bệnh giang mai.

Điển hình là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh, Đồng Trị, được cho là mắc bệnh giang mai từ gái lầu xanh. Theo một số tài liệu ghi chép thời đó, trăm nghìn giai nhân trong cung cũng chưa đủ thỏa mãn ham muốn của hoàng đế Đồng Trị. Đêm đêm, ông thường dẫn theo thái giám Châu Đạo Anh ra ngoài đến nơi tập trung gái lầu xanh ở phía Nam kinh thành để tìm kiếm thú vui thân xác. Sau những chuyến "vi hành ô nhục" ấy, Đồng Trị bị lây bệnh hoa liễu và đã qua đời khi mới 20 tuổi. Từ những triệu chứng được mô tả chi tiết, người đời sau nhận định ông mắc bệnh giang mai.

Mặc dù các vị vua xưa không mắc bệnh tình dục dù quan hệ với nhiều người nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể áp dụng cho cuộc sống hiện đại. Bởi ngày nay, không phải bất cứ ai cũng có một đội ngũ bác sĩ riêng để kiểm tra sức khỏe "đối tác" của họ trước khi quan hệ và tư tưởng tình dục thoái mái cũng sẽ khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh hơn.

Cập nhật: 16/01/2020 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video