Tại sao không nên xoa tay lên vết tiêm?

Xoa tay vào vết tiêm có thể thúc đẩy xuất huyết mao mạch dưới da dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí nhiễm trùng.


Vừa rút kim ra khỏi da cần lấy bông thấm cồn hay bông đã tiệt trùng ấn nhẹ vào vết tiêm. (Ảnh minh họa: Menshealth).

Theo Health, sau khi tiêm thuốc vào bắp tay hay tĩnh mạch, mọi người thường có thói quen dùng tay xoa vào chỗ tiêm sau khi tháo băng cá nhân ra. Các nhà khoa học cảnh báo việc xoa tay vào tổ chức da ở chỗ vết tiêm có thể thúc đẩy và làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da tại chỗ, dễ dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí nhiễm trùng.

Nếu dùng bàn tay chưa sát khuẩn xoa vào vết tiêm, vi khuẩn gây bệnh có thể theo vết thương chưa kín miệng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm độc và nhiễm trùng máu.

Do vậy, cách xử trí đúng đắn nhất là sau khi tiêm, vừa rút kim ra khỏi da cần lấy bông thấm cồn hay bông đã tiệt trùng ấn nhẹ vào vết tiêm. Giữ trong vài phút để cầm máu. Có thể thay thế bằng băng cá nhân. Tuyệt đối không được ấn mạnh hay dùng tay xoa vào vết tiêm.

Cập nhật: 09/03/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video