Tại sao lúc đói, chúng ta rất dễ nổi cáu?

Nghiên cứu khoa học mới đã phát hiện ra rằng cảm giác đói thực sự có thể khiến chúng ta dễ tức giận, cáu kỉnh.

Được công bố trên tạp chí PLOS ONE, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên điều tra mức độ ảnh hưởng của cơn đói đến cảm xúc con người hàng ngày.

“Hangry” - một nghĩa của “hungry” (đói) và angry (tức giận) được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng hiện tượng này vẫn chưa được khoa học khám phá rộng rãi bên ngoài môi trường phòng thí nghiệm.


Khi đói có liên quan đến cảm giác tức giận và cáu kỉnh nhiều hơn. (Ảnh minh họa).

Các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 64 người lớn tham gia ở Trung Âu, những người này đã ghi lại mức độ đói của họ và các thước đo cảm xúc khác nhau trong khoảng thời gian 21 ngày.

Những người tham gia được nhắc báo cáo cảm giác và mức độ đói của họ trên một ứng dụng điện thoại thông minh 5 lần một ngày, cho phép thu thập dữ liệu diễn ra trong môi trường hàng ngày của người tham gia, chẳng hạn như nơi làm việc và ở nhà.

Kết quả ghi nhận, đói có liên quan đến cảm giác tức giận và cáu kỉnh nhiều hơn, ngay cả khi đã tính đến các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác và giới tính, chỉ số khối cơ thể, chế độ ăn uống và tính cách cá nhân. Các tình nguyện viên cho biết, họ cảm thấy cáu kỉnh hơn 37% và tức giận hơn 34% khi đói, trong khi mức độ vui vẻ thấp hơn 38%.

Tác giả chính của nghiên cứu Viren Swami, Giáo sư Tâm lý Xã hội tại Đại học Anglia Ruskin (ARU), cho biết: “Nhiều người trong chúng ta nhận thức được rằng đói có thể ảnh hưởng đến cảm xúc nhưng đáng ngạc nhiên là rất ít nghiên cứu khoa học tập trung vào việc này. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không đưa ra các cách để giảm thiểu cảm xúc tiêu cực do đói gây ra, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng việc ghi lại cảm xúc có thể giúp mọi người điều chỉnh”.

Theo các chuyên gia, nếu nồng độ đường glucose trong máu của bạn giảm quá mức, não bộ sẽ nhận thấy đây tình huống đe dọa tính mạng. Không giống hầu hết các cơ quan khác và các mô trong cơ thể có thể sử dụng các chất dinh dưỡng để thực hiện chức năng, bộ não của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào glucose để hoạt động.

Không khó để nhận ra sự phụ thuộc này: khi bạn khó tập trung và dễ mắc những lỗi ngớ ngẩn, đột nhiên nói nhịu hoặc lẫn lộn là lúc bạn đang đói và lượng glucose giảm.

Trước đó, theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên IFLScience, sự liên quan giữa cơn đói và giận dữ là cả hai đều được kiểm soát bởi các gene. Sản phẩm của một gene như vậy là neuropeptide Y, một hóa chất não tự nhiên được tiết ra trong não bộ của bạn khi đói. Nó kích thích hành vi phàm ăn thông qua kích hoạt nhiều cảm thụ quan trong não bộ, kể cả cảm thụ quan có tên gọi Y1.

Bên cạnh hoạt động trong bộ não để kiểm soát cơn đói, neuropeptide Y và cảm thụ quan Y1 điều chỉnh sự giận dữ hoặc gây hấn. Những người sở hữu lượng neuropeptide Y cao trong dịch não tủy của họ cũng có xu hướng thấy sự dễ nổi giận một cách bất ngờ.

Mặc dù nhiều yếu tố thể chất góp phần dẫn đến sự giận dữ, bực bội khi đói nhưng yếu tố tâm lý xã hội cũng có tác động không nhỏ. Chẳng hạn như nền văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn bộc lộ sự gây hấn trực tiếp hay gián tiếp.

Cập nhật: 11/07/2022 GĐVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video