Chôn muộn vài năm, vì sao thi hài hoàng đế Trung Quốc vẫn nguyên vẹn?

  •  
  • 2.064

Dưới thời phong kiến, sau vài tháng hay vài năm, không ít hoàng đế Trung Quốc mới được chôn cất. Do đó, người xưa có những cách giúp thi hài không bị phân hủy.

Hoàng đế Trung Quốc là người đứng đầu đất nước nắm trong tay quyền lực tối thượng. Cuộc sống của bậc đế vương luôn là chủ đề khiến hậu thế tò mò. Trong số này, tập tục mai táng của hoàng đế thu hút sự quan tâm của công chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện một bí mật lớn là sau khi băng hà, nhà vua không được chôn cất ngay như với dân thường.

Tang lễ của hoàng đế thường diễn ra sau vài tháng, thậm chí là vài năm kể từ thời điểm tử vong. Sở dĩ như vậy là vì quá trình mai táng của bậc đế vương đòi hỏi sự chuẩn bị công phu từ lăng mộ, quan tài cho đến các đồ tùy táng... và tuân theo các tập tục tang lễ phức tạp. Do đó, để bảo quản thi hài nhà vua không bị phân hủy, bốc mùi hôi thối khó chịu, người xưa thực hiện quy trình đặc biệt.

Đầu tiên, những người phụ trách tang lễ sẽ sẽ dùng nước hoa uất kim hương để tắm rửa sạch sẽ cho nhà vua sau khi băng hà.

Kế đến, họ bôi rượu trắng lên khắp thi hài hoàng đế nhằm ngăn vi khuẩn tấn công. Tiếp theo, những người phụ trách tang lễ sẽ mặc quần áo cho bậc đế vương rồi đặt vào trong linh cữu. Xung quanh thi hài đặt nhiều đá lạnh, mảnh băng nhỏ. Chúng sẽ liên tục được thay thế để giúp bảo quản tử thi ở nhiệt độ thấp.

Phòng đặt linh cữu vua được để thêm tro thực vật, giúp giảm độ ẩm trong không khí.
Phòng đặt linh cữu vua được để thêm tro thực vật, giúp giảm độ ẩm trong không khí. (Ảnh minh họa).

Thêm nữa, người xưa còn đặt nhiều hương liệu, than củi... để làm chậm quá trình phân hủy của tử thi cũng như giảm mùi hôi khó chịu. Bên trong căn phòng đặt linh cữu của hoàng đế có bố trí một số loại tro thực vật có tác dụng giảm độ ẩm trong không khí.

Với cách làm trên, thi hài hoàng đế không bị mục rữa trước khi chôn cất trong lăng mộ bề thế dù đã qua đời từ vài tháng cho đến vài năm trước.

Cập nhật: 16/10/2024 Kiến Thức
  • 2.064