Tế bào tự thực trong giải Nobel Y học giúp điều trị bệnh hiểm nghèo

Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.

Yoshinori Osumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học 2016 hôm 3/10 sau nhiều năm nghiên cứu tế bào nấm men để tìm hiểu cơ chế tự thực của tế bào, Nature World News đưa tin.


Yoshinori Oshumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học năm 2016. (Ảnh: Kenishii).

Tự thực là quá trình cơ bản của sự phân tách và tái tạo tế bào. Quá trình này được các nhà khoa học biết đến từ năm 1960, khi phát hiện ra tiêu thể (Lysosome), nơi tích trữ các tế bào phân tách. Sau khi quan sát, các nhà khoa học phát hiện tế bào giống như đang "tự ăn chính nó", tiêu hủy chất chứa bên trong. Chúng sau đó co màng lại và tạo thành các bọng hình túi rồi chuyển tới tiêu thể.

Tuy nhiên trước đó, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cách thức tế bào thực hiện quá trình tự thực. Nghiên cứu của Ohsumi đã giải đáp vấn đề này.

Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông nhận bằng tiến sỹ ở trường Đại học Tokyo năm 1974 và mở phòng thí nghiệm vào năm 1988. Mục tiêu nghiên cứu của Ohsumi là tìm hiểu cách vận hành chính xác của cơ chế tự thực. Ông nghiên cứu các tế bào của men bánh mì để tìm ra loại gene tham gia vào quá trình tự thực. Sau đó, Ohsumi tái tạo lại quá trình này rồi đưa ra kết luận, quá trình tự thực tương tự cũng xảy ra ở tế bào con người.

"Khi nghiên cứu các quá trình trong cơ thể, tôi phát hiện ra có quá trình làm mới đang diễn ra trong cơ thể con người, nhờ vậy cơ thể sống mới có thể tồn tại", Ohsumi trả lời đài truyền hình Nhật Bản NHK.

Quá trình tự thực của tế bào có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu chất dinh dưỡng, các tế bào phá vỡ protein và các thành phần không cần thiết để tái sử dụng chúng thành năng lượng. Quá trình tự thực cũng giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ các cấu trúc hư hỏng. Nó được cho là có khả năng đánh bại ung thư, các bệnh truyền nhiễm, bệnh về miễn dịch và sự rối loạn thoái hóa thần kinh.


Nghiên cứu về tế bào tự thực có thể giúp điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. (Ảnh: Bestchinanews).

Sự phân tách trong quá trình tự thực cũng liên quan tới căn bệnh Parkinson, tiểu đường tuýp hai và các chứng rối loạn khác ở người già.

"Nhờ nghiên cứu của Ohsumi và những người kế tiếp ông ấy, chúng ta biết được quá trình tự thực tham gia điều chỉnh các chức năng sinh lý quan trọng. Sự đột biến trong các gene tự thực có thể gây ra bệnh di truyền. Ngoài ra, rối loạn trong cơ chế tự thực cũng có liên quan tới bệnh ung thư. Do đó, nhiều nghiên cứu chuyên sâu đang được thực hiện để chế tạo thuốc nhằm vào quá trình tự thực của các loại bệnh", báo cáo của Hội đồng Nobel giải thích.

Nghiên cứu của Ohsumi cũng truyền cảm hứng để nhiều nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu về quá trình này.

"Ông ấy mở ra một lĩnh vực mới", Seungmin Hwang, trợ lý giáo sư tại khoa Bệnh lý học, trường Đại học Chicago, nhận xét.

Cập nhật: 18/10/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video