Thách thức voi dữ, tê giác nhanh chóng nhận bài học đắt giá

Con tê giác trả giá cho hành động dại dột khi bị voi dễ dàng quật ngã.


Thách thức voi dữ, tê giác nhanh chóng nhận bài học đắt giá (Video: PW).

Tê giác là một trong những loài động vật trên cạn lớn nhất trong thế giới tự nhiên. Chúng sở hữu khả năng tự vệ đáng kinh ngạc, thường được ví như một chiếc "xe tăng", khiến ngay cả sư tử, cá sấu hay linh cẩu cũng không dám bén mảng tới gần.

Tuy nhiên, khi tê giác đối đầu với voi, mọi yếu tố kể trên đều là vô nghĩa. Đoạn video hiếm có ghi lại màn chạm trán giữa 2 loài động vật này ở Khu bảo tồn Quốc gia Maasai Mara, Kenya đã chứng minh điều này.

Trong đoạn clip, con tê giác tiến đến trước mặt voi như muốn thách thức nó, bất chấp sự chênh lệch đáng kể về kích thước. Ngay cả khi con voi tỏ ra vô cùng giận dữ, tê giác không chỉ không lùi bước, mà còn chủ động lao vào với chiếc sừng lăm lăm trước mũi.

Chỉ trong giây lát, voi dùng sức khỏe vượt trội của mình quật ngã đối thủ. Chưa dừng lại ở đó, voi dùng cặp ngà nhọn hoắt đâm xuyên qua lớp da của con tê giác hiếu chiến, khiến con vật giãy giụa trong đau đớn.

Lúc này, nó mới kinh hãi bỏ chạy để tìm đường thoát thân.


Tê giác nằm trong số ít những loài động vật không thể bị săn ở Châu Phi, nhưng chúng vẫn chưa thể so sánh với voi.

Tê giác đen (Diceros bicornis) là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ (Perissodactyla) sinh sống tại các khu vực miền Đông và Trung châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.

Trong đó, một con tê giác đen trưởng thành cao khoảng 1,5m tính từ vai và dài khoảng 3 - 3,65m. Tê giác trưởng thành được có thể đạt cân nặng lên đến 1360 kg, trong khi con cái nhỏ và nhẹ hơn rõ rệt.

Tê giác là loài động vật ăn cỏ lớn thứ 2 trên cạn, chỉ sau voi. Bên cạnh kích thước đồ sộ chúng còn sở hữu lớp da siêu dày, được ví như một cỗ xe tăng sống.

Vũ khí của chúng là cặp sừng ở chóp mũi, sừng phía trước lớn hơn và dài tới 71cm. Khi tấn công, tê giác thường chúc đầu lao tới, sau đó dùng cặp sừng để đẩy đối phương lùi lại, hoặc húc tung lên trời.

Dẫu vậy, tê giác có tính tình khá ôn hòa, và ít khi chủ động lao vào tấn công các loài vật khác. Thay vào đó, chúng thường sẽ bỏ chạy khỏi các cuộc xung đột hơn là đối mặt với chúng.

Dường như ở đoạn clip trên, con tê giác cảm thấy bị đe dọa hoặc đang bảo vệ con non, nên mới sẵn sàng thách thức một con vật to lớn hơn.

Trong nhiều năm, tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn thái quá từ con người.

Cập nhật: 15/08/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video