Thảm hoạ bùn trào lan rộng tại Indonesia

Có thể nói vụ "núi lửa" phun bùn là một vụ "thiên tai" độc nhất vô nhị làm đau đầu các nhà khoa học. Hiện tại bùn vẫn tiếp tục trào ra tràn ngập huyện Sidoarjo ở miền đông đảo Java (Indonesia).

Nửa năm vừa qua là quãng thời gian đại họa với người dân huyện Sidoarjo, không phải chỉ vì ngày 27/5 họ phải chứng kiến một vụ động đất khá mạnh mà vì bùn nóng có mùi hôi thối phun xối xả từ độ sâu 3.000m dưới lòng đất. Khu vực xảy ra thảm họa phun bùn này cách Yogyakarta, thủ phủ đảo 300 km và cách thành phố Surabaya, có 3 triệu dân chỉ hơn 35 km. Bùn tràn ngập ruộng đồng, mương máng, hệ thống đường sá và sau đó nhấn chìm cả chuồng trại, nhà cửa.

Từ cuối tháng 5/2006 đến nay, nhiều biện pháp ngăn chặn trào bùn đã được tiến hành như dùng máy ủi, đổ bêtông lấp lỗ phun đều không có hiệu quả. Lập đàn cầu trời phù hộ cũng chẳng ăn thua. Cho đến nay bùn vẫn trào và lan rộng.

Mới đây, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tuyên bố Hãng khoan Lapindo phải chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trận lũ bùn này. Theo ông thì thiệt hại lên đến 140 triệu USD.


Hình ảnh chụp ngày 10/03/2007 cho thấy bùn phun trào bao trùm 600 hecta, trong đó có nhiều
nhà cửa ở khu vực Porong, huyện Sidoarjo, phía đông đảo Java (Ảnh: AFP)

Hai ngày trước khi xảy ra thảm họa trên, Hãng PT Lapindo Brantas đang thực hiện khoan tìm khí đốt chỉ cách vị trí phun bùn khoảng 150 m. PT Lapindo Brantas thuộc gia đình tỉ phú Bakrie. Ông Aburizal Bakrie, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội thuộc dòng họ giàu có này. Ông Bakrie là một trong những người đóng góp tài chính lớn nhất trong cuộc vận động bầu cử của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

Tổng thống Yudhoyono quyết định cho đến tháng 5/2007, Lapindo phải chi trả xong 20% khoản tiền bồi thường cho các nạn nhân. Chi phí để khôi phục tình hình có thể lên đến 210 triệu USD, đó là chưa tính đến chi phí thu dọn khu vực bị tàn phá. Mới đây Lapindo tuyên bố sẵn sàng mua lại toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn bị ô nhiễm.

Hiện tại mỗi ngày “núi lửa” vẫn phun ra trên 125.000 m3 bùn, khối lượng này tương đương dung tích của 50 bể bơi phục vụ thế vận hội. Hiện tại nhà chức trách đang khẩn trương cho xây dựng một kênh dẫn bùn ra sông Brantas. Một trong hai nhánh của con sông này, nhánh Porong sẽ dẫn bùn ra biển.

Theo kết quả phân tích thì loại bùn này chứa rất ít độc tố nhưng có độ mặn rất cao. Giới chuyên gia nhận định việc dẫn bùn ra biển là một điều không thể tránh vì người ta không thể ngăn chặn bùn tiếp tục trào dâng.

Theo CAND.com.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video