Thần y chữa bệnh khi chưa có bệnh

Danh y Trương Trọng Cảnh (Trung Quốc) chẩn bệnh cho một viên quan to. Người này đang trẻ trung khỏe mạnh nhưng vẫn bị phán là có bệnh nặng, nếu không chữa ngay thì mười mấy năm sau sẽ chết. Viên quan không tin, về sau việc xảy ra đúng như vậy.

Trương Trọng Cảnh một lần chẩn bệnh cho thị trung Vương Trọng Nghi, đã bảo: "Ngài có bệnh, nếu không chữa ngay thì năm 40 tuổi sẽ rụng sạch lông mày, nửa năm sau sẽ chết".

Lúc đó, Vương mới hai mươi mấy tuổi, cơ thể cường tráng khỏe mạnh, thăng quan tiến chức vù vù nên không để ý đến lời thày thuốc, cũng không uống thuốc theo đơn được kê. Đến năm 40 tuổi, hai lông mày của Vương tự nhiên rụng sạch. Lúc đó ông mới tin lời Trương Trọng Cảnh nhưng đã quá muộn. Ông qua đời nửa năm sau đó.

(Ảnh: Physorg)
Đông y rất coi trọng việc phòng bệnh, phát hiện và chữa sớm khi bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng. Nhiều giai thoại đã chứng tỏ điều đó, chẳng hạn như chuyện về Biển Thước - thày thuốc nổi tiếng đời Chiến Quốc.

Biển Thước có 2 người anh cũng làm nghề y. Ngụy Văn Vương biết chuyện đó liền hỏi: "Trong ba anh em ngươi, người nào giỏi nhất?". Biển Thước đáp: "Anh cả giỏi nhất, anh hai thứ nhì, còn hạ thần thuộc hạng thấp nhất".

Vua ngạc nhiên: "Thế tại sao các anh ngươi không nổi tiếng như ngươi?" Danh y đáp: "Anh cả thần chữa bệnh ngay khi bệnh chưa hình thành. Khi người ta chưa cảm thấy bệnh tật đe dọa thì đã được anh ấy chữa khỏi rồi Anh hai chữa khi bệnh còn nhẹ, mới phát, hễ chữa là khỏi. Do đó, người ta cho rằng hai anh ấy chỉ chữa được các bệnh nhẹ. Còn thần chữa khi bệnh đã nghiêm trọng, khiến người bệnh rất đau khổ, tính mệnh bị đe dọa, nên thần nổi tiếng nhất".

Từ 2.000 năm trước, sách Nội kinh - bộ "Thánh kinh" của Đông y - đã phân chia thày thuốc thành 2 đẳng cấp: Thượng công chữa bệnh căn cứ vào thần - những thứ chưa thành hình, rất khó nắm bắt. Hạ công chỉ có thể chữa bệnh căn cứ vào những thứ hữu hình, khi bệnh đã có biểu hiện cụ thể.

Đông y quan niệm thày thuốc giỏi không chỉ chữa bệnh giỏi mà là chẩn đoán tài. Nhìn mà biết được bệnh là bậc thần y, nghe mà biết được bệnh là thánh y, hỏi mà biết được bệnh là thày thuốc giỏi, xem mạch mà biết được bệnh thì chỉ có kỹ xảo.

Y sử cũng lưu truyền chuyện Biển Thước "vọng chẩn" - chỉ nhìn mà đoán bệnh. Một lần đi qua nước Tề, Biển Thước chỉ nhìn sắc mặt đã biết Tề Hoàn hầu có bệnh. Ông bảo: "Bệnh của ngài không nặng, chỉ ở ngoài da, chữa trị rất mau khỏi". Tề Hoàn hầu không tin. Vài ngày sau, Biển Thước thấy bệnh đã vào sâu hơn, liền báo động: "Bệnh của ngài đã vào huyết mạch, nếu không trị ngay e nguy hại đến tính mạng". Tề hầu vẫn coi thường không chịu chữa. Vài chục ngày sau, Biển Thước cũng chỉ cần nhìn đã biết bệnh Tề hầu nguy kịch, không có thuốc gì chữa khỏi, liền bỏ trốn.

Sách Nội kinh viết: "Bậc thánh y không chờ tới khi có bệnh mới chữa trị mà chữa khi chưa có bệnh. Bệnh đã hình thành mới tìm cách chữa thì có khác gì xã hội rối loạn mới tìm cách chấn chỉnh, khát nước mới đào giếng, giặc tới mới đúc binh khí, chẳng phải đã quá muộn sao?".

Do chủ trương đó nên Đông y rất coi trọng dưỡng sinh. Trong Đông y cổ truyền, dưỡng sinh được đặt ở vị trí tối cao, điều trị chỉ ở bình diện thấp. Tấn công vào bệnh chỉ là liệu pháp cuối cùng bất đắc dĩ. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của y học dự phòng ngày nay. Trong tương lai, với sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán gene, các bệnh nặng sẽ được phát hiện sớm để ngăn chặn ngay từ lúc chưa hình thành.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video