Thành công đầu trong việc chặn virus cúm chết người

Các nhà nghiên cứu ngày 29/5 cho biết những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã cho thấy thành công bước đầu của một liệu pháp gene có thể ngăn chặn sự lây lan của đại dịch cúm, kể cả các chủng cúm gây chết người trong lịch sử giai đoạn từ 1918 đến 2009.

Phương pháp trên, được nghiên cứu phát triển tại Trường Y thuộc Đại học Pennsylvania, được thực hiện bằng cách đưa một kháng thể cúm trung hòa một cách rộng rãi vào cơ thể chồn và chuột thông qua đường mũi, nhằm bảo vệ chúng chống lại bệnh cúm có thể gây tử vong.

Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, nhưng có thể mang lại một công cụ mới phòng ngừa việc nhiễm cúm, một dịch bệnh khiến nửa triệu người tử vong trên toàn cầu mỗi năm.

Nghiên cứu thí nghiệm trên cho thấy một liều duy nhất có thể giúp bảo vệ những con chuột trong vòng 9 tháng trước một loạt các chủng cúm, bao gồm cả ba chủng cúm gia cầm H5N1 và hai chủng H1N1 - vốn được biết đến rộng rãi dưới cái tên "cúm lợn" xuất hiện hồi năm 2009.


Người dân đeo khẩu trang để phòng cúm. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thông thường, các virus cúm tiến hóa rất nhanh đến mức một loại vắcxin mới được nghiên cứu và bào chế mỗi năm cũng chỉ có thể bảo vệ một cách hạn chế trước những bệnh cúm có thể gây tử vong đặc biệt ở người già và những người có hệ miễn dịch yếu.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên không được thực nghiệm với chủng cúm H7N9, biến thể mới nhất của virus cúm gia cầm, mới bùng phát ở Trung Quốc hồi tháng Ba vừa qua, khiến 37 người tử vong và 132 người bị nhiễm cho đến nay.

Theo một nghiên cứu riêng của tạp chí The Lancet công bố ngày 28/5, một số bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 đã được phát hiện có thể kháng lại những thuốc kháng virus hiện có, và rất có khả năng đây là kết quả của việc điều trị bằng Tamiflu.

Trưởng nhóm nghiên cứu James Wilson, thuộc Khoa Bệnh học và y học thực nghiệm của Đại học Pennsylvania, cho biết việc tiếp tục phát triển phương pháp trên đối với đại dịch cúm đã được thực hiện khẩn trương do sự lây nhiễm lan rộng của virus cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc.

Các nhà khoa học đã nhân bản vô tính một gen mã hóa một kháng thể hoạt động với cơ chế chống lại nhiều chủng cúm, sau đó đưa các tế bào gen này qua đường mũi và bơm vào một kháng thể trung hòa rộng rãi nhằm ngăn cản sự xâm nhập của virus cúm.

Phương pháp này sử dụng các virus truyền bệnh liên quan đến vòm họng, dựa trên virus AAV9 của động vật linh trưởng, để cung cấp các kháng thể trung hòa cho một bộ phận virút cúm gia cầm được cho là không phát triển nhanh như các phần khác.

Nếu kỹ thuật này có thể được áp dụng trên cơ thể người, nó sẽ mang lại một số lợi ích như đẩy nhanh tốc độ đối phó với đại dịch (vốn thường không cho phép có đủ thời gian để phát triển một phương pháp điều trị hiệu quả), không "dẫm chân" lên các các phương pháp điều trị khác và chi phí ứng dụng thấp.

Hiện các thử nghiệm lâm sàng ở người để đánh giá việc dùng virút truyền bệnh vòm họng như tác nhân cung cấp gien trong điều trị ung thư đã được thực hiện.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video