Thành phố trên không Machu Picchu - Peru

Tháng 6 năm 1011, đội khảo sát Trường đại học Giêru dưới sự lãnh đạo của nhà thám hiểm Mỹ halmebinquy đã xuất phát từ Cuzco đi tìm kiếm một cứ điểm bí mật mà bộ phận còn lại của Đế quốc Inca còn giữ được sau khi người Tây Ban Nha chinh phục Milu. Kết quả là cứ điểm không được tìm thấy nhưng không ngờ họ lại phát hiện ra một "Thành phố trên không" bị bỏ hoang.


Machu Picchu - Peru quanh năm mây mù bao phủ (Ảnh: karlgrobl)

Diện tích xung quanh "Thành phố trên không" rộng khoảng 1.400m2, độ cao so với mặt nước biển 2.300m, quanh năm bị mây mù che phủ. Môi trường xung quanh thành phố này rất cao và hiểm trở. Sông Urumbanba hung dữ từ Cusco chia cắt bởi vách núi hướng về phía Bắc nhập vào hệ thống sông Amazone. Lực đập của dòng nước đã hình thành vách đá dựng đứng nguy hiểm thẳng góc 700m. Ngọn núi Sa ReBan cao 6.264m so với mực nước biển được bao phủ bởi lớp tuyết trắng dày trải tới tận khe núi. Bệ đất đá hoa cương phía trên nơi nguy hiểm là thành cổ Machu Picchu - Thành phố này được xây dựa vào núi, 3 mặt giáp với sông, tựa như không có đường lên. Các gian phòng được xây lọt giữa núi trong đó có hàng trăm cột đá tự nhiên hoàn hảo, dễ dàng cho việc tu sửa và thuận tiện cho người ở. Trong thành có rất nhiều kiểu kiến trúc như: miếu thần Mặt trời, tế đàn, cung vua, dinh thự quý tộc, nơi ở của dân thường hoặc nô lệ, phường nghề, chợ,... Có một số gian phòng giao nhau giống như mê cung, vào thì dễ, quay ra thì khó.


Hầu hết các kiến trúc trong thành đều xếp bằng đá không dùng vôi vữa
(Ảnh: platinumandblack)

Hầu hết các kiến trúc trong thành đều xếp bằng đá không dùng vôi vữa. Các tảng đá được liên kết với nhau vô cùng chắc chắn, lưỡi dao cũng không thể lách vào được. Các bức tường đá xây nơi công cộng nặng hàng tấn. Chân tường được đục trực tiếp trên tầng đá. Di chỉ bãi khai thác đá rộng 30.000m2. Ở phía ngoài có thể chứng minh: Không ít nguyên liệu bằng đá được vận chuyển từ đâu đó đến, được kéo lên núi bởi sức người và đòn bẩy cứng. Nếu nô lệ không đem được đá lên sẽ bị đánh. Nếu như những mái nhà bằng cỏ của các ngôi nhà ở đây còn tồn tại thì Machu Picchu hoàn toàn xứng đáng là thành phố đẹp nhất Thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu tự cấp tự túc, người Inca đã khai hoang hàng trăm ruộng bậc thang phía sau núi và mỏm núi nghiêng để trồng cây lương thực. Mỗi tầng vách đá cao khoảng 3m, dài hàng trăm mét trùng điệp đến tận đỉnh núi, mỗi lớp đều được đào rãnh dẫn nước tưới.

Trên một gò đất nhỏ của di chỉ cổ có một tấm đá hình chữ nhật lớn không gì so được. Bề mặt hòn đá ấy được mài nhẵn bóng, góc cạnh sắc nét, đặt hướng về phía Đông, trên đá cột một sợi dây thừng to bằng miệng bát. Qua khảo chứng của các nhà khảo cổ, đây là "Đá buộc Mặt trời" nổi tiếng, biểu đạt khát vọng không để Mặt trời rơi xuống của người Inca, để mãi mãi soi sáng tình cảm mộc mạc trên Trái đất. Ngoài ra, "Đá buộc Mặt trời" còn là một bộ thiên văn nhật dịch đặc trưng. Người Inca ngày ấy đã biết thông qua sự thay đổi của bóng nắng để xác định mùa, tạo ra lịch Mặt trời và dựa vào đó để làm nông nghiệp.


"Đá buộc Mặt trời" (Ảnh: econ.surrey)

Vậy, tòa thành này được xây dựng từ thời kỳ nào và bị vứt bỏ trong hoàn cảnh nào? Từ khi phát hiện thấy "Thành phố trên không" đến nay, người ta đã có nhiều phán đoán khoa học về sự tồn tại và mất đi của nó.

BinQuy - Người phát hiện đầu tiên nói: Các miếu thần của thành cổ đều lắp đặt 3 cửa thông gió, không giống với các di chỉ Inca khác. Do vậy, đây có thể là nơi sinh ra người tạo lập Đế quốc Inca - vị Quốc vương đầu tiên Mankekapark.

Có một vài học giả cho rằng, Machu Picchu là "Thành của nữ thần Mặt trời". Bởi vậy, tỷ lệ nam nữ của dân cư trong thành là 1/2. Những phụ nữ dung mạo đẹp đẽ được chọn làm nữ thần của Mặt trời đến từ khắp nơi trên đất nước được đưa về đây, sống cuộc sống ẩn dật. Xuất phát từ việc phải giữ bí mật cẩn thận, vì vậy các thần dân đều không biết đến sự tồn tại của tòa thành này.

Để lý giải sự mất đi của thành phố này, các nhà khảo cổ đã đề cập đến nền kỹ thuật lạc hậu ở thời kỳ cổ đại của người Inca. Họ cho rằng, việc cung cấp quần áo, lương thực cho vài vạn người thật không dễ dàng, ngẫu nhiên gặp phải thiên tai thì những người Inca cổ đại không có cách nào duy trì cuộc sống, chỉ có thể phân tán mọi nơi.

Machu Picchu không chịu sự phá hoại của tự nhiên thì lại gặp phải sự tấn công tàn bạo của các bộ lạc từ phía rừng rậm hoặc có lúc là nội chiến điêu tàn giữa những kẻ thống trị, của những người nô lệ đứng lên khởi nghĩa. Từ đó, cư dân phần lớn tử vong hoặc chạy trốn, thành phố trên không này bị bỏ hoang.


Ruộng bậc thang phía sau núi (Ảnh: inkas)

H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video