Thiết bị cảnh báo núi lửa phun

Các chuyên gia đến từ ĐH Newcastle, Anh vừa phát triển một thiết bị có khả năng chịu nhiệt lên đến 900oC, có thể được thả sâu vào lòng đất để giúp cảnh báo sớm núi lửa phun.

>>> 10 núi lửa đáng sợ nhất thế giới


Trong tương lai các vụ núi lửa phun sẽ được dự báo trước. (Ảnh: bugbog.com)

Thiết bị này sử dụng công nghệ hạt điện tử silicon carbide (SiC), có thể đo được những thay đổi nhỏ nhất của các loại khí chủ yếu của núi lửa như CO2 và khí lưu huỳnh. Các cảm biến không dây sẽ cung cấp dữ liệu thời gian thực tế sự kiện sẽ diễn ra trên bề mặt, cung cấp thông tin quan trọng về hoạt động núi lửa và bất kỳ sự phun trào nào sắp xảy ra.

Do đặc tính cấu trúc phân tử đơn phân và ổn định hơn silicon, silicon carbide có một biên độ bức xạ cao và rộng, mở ra nhiều khả năng ứng dụng trong ngành công nghiệp hạt nhân.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển các thành phần cần thiết và hiện đang tích hợp chúng thành một thiết bị nhỏ cỡ một chiếc iPhone, có thể sử dụng tại một loạt các địa điểm như nhà máy điện, động cơ máy bay và núi lửa.

Tiến sĩ Alton Horsfall, người dẫn đầu trong lĩnh vực silicon carbide, giải thích: “Tại thời điểm này, chúng ta không có cách nào để theo dõi chính xác tình hình bên trong một ngọn núi lửa. Hầu hết các dữ liệu thu thập đều là hậu phun trào. Bằng cách sử dụng công nghệ silicon carbide, chúng tôi hi vọng sẽ phát triển một hệ thống truyền thông không dây có thể thu thập chính xác và truyền dữ liệu hóa chất từ các cấp độ sâu nhất của một ngọn núi lửa".

Theo Sciencedaily, Tuoitre
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video