Top 5 thực phẩm nhiều chất béo xấu

Thịt đỏ, món chiên ngập dầu, kem không sữa thường chứa nhiều chất béo xấu, mỗi người cần hạn chế sử dụng.

Chất béo xấu gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat). Chúng thúc đẩy các phản ứng viêm, làm thay đổi thành phần lipid máu theo hướng có hại cho sức khỏe tổng thể.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ ăn quá nhiều chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa (béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ...), xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mỗi người cần hạn chế tối đa tiêu thụ chất béo xấu trong khẩu phần ăn hàng ngày, thay thế chúng bằng các loại chất béo tốt (chất béo không bão hòa).

Thịt đỏ như thịt bò, trâu, heo, cừu chứa nhiều chất béo bão hòa. Trung bình 100 g thịt bò (dù là loại thịt nạc ít mỡ), chứa ít nhất 4,5 g chất béo bão hòa. Hàm lượng này ở thịt lợn là 7,7 g. Mỗi người không nên tiêu thụ quá 170 g thịt đỏ mỗi ngày. Ưu tiên lựa chọn những phần thịt ít mỡ và nên kết hợp chúng với đa dạng các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để xây dựng được chế độ ăn cân đối.

Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, các loại thịt đóng hộp thường chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa và trans fat. Những loại chất béo này có thể làm tăng nồng độ LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, các vấn đề sức khỏe khác như béo phì, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.

Thịt chế biến sẵn thường có hàm lượng natri và chất bảo quản cao, nguy cơ gây hại cho sức khỏe tim mạch, tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú và ung thư trực tràng. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm này là một phần quan trọng trong việc duy trì chế độ ăn uống khoa học.

Mỡ gia súc, gia cầm điển hình như mỡ heo chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng. Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi người nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ gia súc, gia cầm.


 Món chiên ngập dầu còn nhiều calo, ít chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tăng cân, béo phì.

Món chiên ngập dầu thường chứa lượng lớn chất béo xấu. Quá trình chiên ở nhiệt độ cao, đặc biệt với dầu chiên tái sử dụng nhiều lần, có thể tạo ra trans fat, làm tăng mức độ oxy hóa của chất béo, gây hại cho sức khỏe. Các món chiên ngập dầu còn giàu calo, ít chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tăng cân và béo phì. Mỗi người nên ưu tiên món hấp, luộc.

Kem không sữa (creamer) được sử dụng trong nhiều món ăn và thức uống, đặc biệt là trà sữa. Thành phần chính của creamer là dầu thực vật hydro hóa (dầu dừa hoặc dầu cọ), chiếm khoảng 30% trọng lượng. Dầu thực vật hydro hóa là chất béo chuyển hóa (trans fat), làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường.

Kem không sữa chứa nhiều đường, chất nhũ hóa, chất ổn định, chất làm đặc, chất tạo màu và chất tạo hương. Tiêu thụ quá mức những chất phụ gia kể trên làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa tiến triển như béo phì, tăng huyết áp.

Bác sĩ Duy Tùng cho biết một người khỏe mạnh có thể tiêu thụ chất béo bão hòa dưới 22 g mỗi ngày (tức dưới 10% tổng lượng calo nạp vào cơ thể) và dưới 2 g chất béo chuyển hóa (tức dưới 1% tổng lượng calo nạp vào cơ thể). Bổ sung hợp chất sinh học GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) hỗ trợ điều hòa mỡ máu, làm giảm số lượng cholesterol xấu dư thừa trong máu và tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Cập nhật: 13/04/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video