Các nhà khoa học Trung Quốc dự định tiến hành một thí nghiệm độc đáo ở phía tây nam Trung Quốc để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo kế hoạch, dây cáp điện cao thế sẽ được đặt xung quanh các hành lang để tạo ra một điện trường, cho phép khử trùng không khí và bảo vệ động vật khỏi bị nhiễm trùng, theo các nhà khoa học.
Điện trường hoạt động như thế nào?
Điện trường cao áp có thể tiêu diệt vi trùng, phá vỡ các liên kết hóa học trong các chất có hại như amoniac, giảm 50-90% khí sinh học, tạo ra các hạt tích điện âm trong không khí, liên kết với các hóa chất gây ô nhiễm không khí và làm cho chúng trở nên vô hại với động vật sống, - trích dẫn lời các nhà khoa học từ SCMP.
Dịch tả lợn châu Phi hoành hành ở nhiều quốc gia.
Thí nghiệm sẽ được tiến hành với 2000 con lợn tại một trang trại ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên).
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Đại Liên, tác giả nghiên cứu, Liu Binjiang, đã nói về cách thức công nghệ này có thể ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh.
"Theo tôi, mức độ hiệu quả phải trên 60% -70%. Khi được áp dụng, công nghệ có thể thực hiện hai chức năng sau. Đầu tiên là thanh lọc không khí, hạn chế sự lây lan của nước bọt lợn khi chúng ho, cũng như ngăn chặn sự lây lan của bụi phát sinh do hoạt động của lợn. Thứ hai là phản ứng với amoniac. Không khí ion hóa có thể tạo ra oxy nguyên tử tiệt trùng. Oxy nguyên tử này, phản ứng với amoniac, sinh ra trong chăn nuôi lợn, có thể dẫn đến sự hình thành các oxit nitơ, chẳng hạn như nitơ dioxide. Nitro dioxide phản ứng với không khí ẩm trong chuồng lợn, tạo thành một chất có chứa axit. Chất mang tính axit này có tác dụng làm giảm hoạt lực nhiều loại virus. Do đó điện trường làm ion hóa không khí, khử trùng và làm thụ động virus, giúp bảo vệ đàn lợn", ông Liu Binjiang nói.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng công nghệ như vậy
"Gần đây tại một số quốc gia, thiết bị khử mùi và khử trùng điện tử tương tự đã được phát triển, tương đương với một trong những công nghệ ban đầu của chúng tôi. Trung Quốc hiện đã vượt qua giai đoạn này", chuyên gia nói trong phỏng vấn với Sputnik.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên của Liu Binjiang liên quan đến việc sử dụng điện trường. Trước đây, giáo sư đã đề xuất một dự án sử dụng điện trường và ánh sáng nhân tạo để kích thích sự phát triển và giảm tỷ lệ mắc bệnh của cây trồng.
Trong một thời gian dài người ta tin rằng ruồi và muỗi là những tác nhân mang virus. Một lý thuyết phổ biến khác cho rằng chất thải nhà bếp có lỗi trong việc này, khi người ta đem chúng làm đồ ăn cho động vật, vì nó có thể chứa thịt lợn bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu này có thể cung cấp các dữ liệu mới, sẽ được các viện nghiên cứu nhà nước phân tích để kiểm tra các giả thuyết khác nhau về sự lây truyền virus bệnh.