Tỷ lệ tử vong cao do bãi bỏ kiểm soát tốc độ

Việc hủy bỏ luật kiểm soát tốc độ liên bang năm 1995 đã dẫn đến sự tăng đáng kể số lượng tử vong và chấn thương do giao thông, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Illionis, Trường y tế cộng đồng Chicago.

Nghiên cứu được công bố trên số tháng 9 tạp chí American Journal of Public Health. Đây là nghiên cứu trong thời gian dài đầu tiên đánh giá tác động của việc hủy bỏ Luật tốc độ tối đa quốc gia đối với tỷ lệ tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông từ năm 1995 đến 2005.

Đạo luật này, hạn chế tốc độ tối đa xuống 55 mph (dặm trên giờ) trên tất cả các tuyến đường liên bang của Hoa Kỳ, được bắt đầu vào năm 1974 để đáp lại lệnh cấm vận dầu, và có tác dụng ngay lập tức.

Lee Friedman, giáo sư nghiên cứu về khoa học môi trường và sức khỏe nghề nghiệp tại UIC đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Trong năm đầu tiên, tỷ lệ tử vong giảm gần 17% sau khi hạn chế tốc độ được giảm xuống 55 mph”.

Đạo luật này được sửa đổi năm 1987 và cho phép một số bang tăng giới hạn tốc độ lên 65 mph đối với một số tuyến đường liên bang. Năm 1995, giới hạn tốc độ 55mph này đã bị bãi bỏ, cho phép các bang tự đặt ra luật kiểm soát tốc độ của riêng mình.

Friedman cho biết: “Phát hiện lớn nhất của nghiên cứu đó là trong giai đoạn hơn 10 năm sau khi Luật kiểm soát tốc độ tối đa quốc gia bị bãi bỏ, có khoảng 12.500 trường hợp tử vong do giới hạn tốc độ được nâng lên”.

Sự gia tăng số lượng tử vong và chấn thương do giao thông được quay cho lệnh hủy bỏ luật kiểm soát tốc độ liên bang năm 1995, đạo luật này hạn chế tốc độ tối đa đến 55 mph trên tất cả các tuyến đường liên bang của Hoa Kỳ. (Ảnh: iStockphoto/Micah Bowerbank)

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mô hình hồi quy kết hợp để tính đến thời điểm khi giới hạn tốc độ được thay đổi ở mỗi bao và những đặc điểm khác nhau trong và giữa các bang, ví dụ như số lượng ô tô, dân số, loại phương tiện trên đường, chất lượng phương tiện (những phương tiện mới hơn và những phương tiện cũ), cũng như các đặc tính của tài xế.

Sai lầm lớn nhất của những nghiên cứu trước đây đó là họ chỉ tập trung vào một số bang hoặc khu vực nhất định, hoặc họ sử dụng phép phân tích đơn giản để đánh giá hiện trạng trước và sau khi thi thành luật trong một thời gian rất ngắn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần tái cân nhắc chính sách quốc gia về tốc độ và an toàn trên đường, đồng thời xem xét việc giảm giới hạn tốc độ và cải thiện hệ thống thi hành luật với mạng lưới camera tốc độ.

Các chương trình camera tốc độ đã được áp dụng tại Anh, Pháp và Úc, và ngay lập tức làm giảm các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, Friendman nhấn mạnh.

Ông nhận định: “Đây là một chính sách hoàn toàn thất bại vì nó đã được thử nghiệm trong hơn 10 năm. Mọi người tưởng rằng việc tăng giới hạn tốc độ sẽ không để lại hậu quả gì, nhưng chúng tôi đã cho thấy rằng tình hình hiện tại là khá nghiêm trọng”.

Friedman sử dụng ví dụ 3000 người đã chết trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.

Ông cho biết: “Thảm kịch đó đã dẫn tới một loạt chính sách mới. Chúng tôi ước lượng khoảng 12.500 người đã chết do sự bãi bỏ kiểm soát tốc độ - gấp 4 lần biến cố 11 tháng 9 – tuy nhiên việc thay đổi chính sách để giảm giới hạn tốc độ vẫn tỏ ra rất khó khăn”.

Các đồng tác giả ba gồm Donald Hedeker, Trường y tế cộng đồng UIC và Elihu Richter, Đại học Hebrew, Jerusalem.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video