Ho không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp bình thường, chúng ta có thể bị kích thích đường hô hấp và thỉnh thoảng ho một vài lần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ban ngày không ho, lại thường xuyên ho vào ban đêm. Đây là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh sau.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một loại bệnh trào ngược axit, xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang axit ngược lên thực quản. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là ợ chua, ợ nóng.
Ngoài ra, axit bị trào ngược có thể gây kích thích thực quản, tạo ra phản xạ ho. Trào ngược ít xảy ra khi đứng hoặc ngồi, xảy ra nhiều khi bạn nằm ngủ vào ban đêm, hay đặc biệt nằm sau khi ăn xong.
Khi đó, áp lực khoang bụng quá cao kết hợp với tư thế nằm, hiện tượng trào ngược axit rất dễ xảy ra. Bởi vậy, rất dễ khiến bạn bị ho liên tục vào ban đêm khi nằm ngủ.
Lúc này, bạn nên chú ý hơn đến thực phẩm hàng ngày, hạn chế ăn ít thực phẩm khiến dạ dày hấp thụ lâu, buổi tối trước khi đi ngủ không ăn hoặc ăn ít để tránh ho vào ban đêm.
2. Dị ứng
Nhiều người sinh ra có thể trạng hay bị dị ứng. Tùy vào từng trường hợp, có người sẽ bị dị ứng với các vật dụng như khăn trải giường, chăn, gối, lông tơ hay các con côn trùng nhỏ xíu như bọ ve…
Khi đó, con người hít thở phải những chất gây dị ứng. Những chất đó xâm nhập vào gây kích thích, thậm chí nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra ho. Mà hiện tượng này lại thường xuất hiện vào ban đêm. Nếu bị ho mà còn thêm ngứa mũi, chảy nước mũi thì nên đi khám dị ứng để nhận được sự điều trị tốt nhất.
3. Hen suyễn/ hen phế quản
Hen suyễn là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, làm thở khò khè, khó thở. Đường thở của bạn bị hẹp lại, sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy. Triệu chứng chính của bệnh này là ho và thời gian ho rơi vào buổi đêm và sáng sớm.
Đối với những người bị bệnh này, bạn nên đến bệnh viện thường xuyên để điều trị. Hạn chế được hen suyễn, tình trạng ho về đêm cũng sẽ thuyên giảm.
Một số lưu ý giúp giảm triệu chứng ho về đêm
- Điều chỉnh gối nằm cao hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí khô, ấm có thể gây kích ứng cổ họng gây nên ho. Vì vậy, phòng ngủ nên có độ ẩm giúp giữ không khí ẩm ướt, giảm ho về đêm.
- Uống mật ong: Mật ong và đồ uống nóng giúp làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho.
- Thường xuyên giặt chăn, ga giường, gối hay không cho vật nuôi lên giường hoặc trong phòng ngủ của mình để tránh dị ứng gây ho.
- Kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn.
Giải mã bệnh ho của bé: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị