Vì sao chân tay giá lạnh vào mùa đông?

Mùa đông rất dễ bị cóng chân tay, vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Nhiều người rất sợ mùa đông vì thời tiết lạnh giá khiến chân tay lạnh cóng, khó chịu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do bạn đang thiếu sắt.

>>> Giải cứu cho đôi tay luôn lạnh ngắt vào mùa đông
>>> Những sai lầm khiến bạn lạnh hơn trong mùa đông

Mức thyroxine thấp và thiếu sắt gây sợ lạnh

Thyroxine là loại hormone với nguyên liệu chính là IodTyrosine, được tổng hợp và tiết ra bởi tuyến giáp, có tác dụng sinh nhiệt cho cơ thể. Đồng thời thyroxine còn có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất cơ bản tăng cao, đẩy nhanh tuần hoàn máu ở da, từ đó tạo ra nhiệt giúp cơ thể chống lại giá lạnh. Sự trao đổi chất của cơ thể nữ giới khá thấp, dẫn đến việc tổng hợp thyroxine giảm rõ rệt khiến khả năng chống rét của cơ thể kém.


Ảnh: studyinchina.universiablogs.net

Phụ nữ nếu thường xuyên cảm thấy lạnh, còn có thể là do thiếu chất sắt. Theo báo cáo của các nhà sinh lý học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và các nhà dinh dưỡng học thuộc ĐH bang Pennsylvania từng tiến hành nghiên cứu đối với 2 nhóm nữ giới, mỗi nhóm gồm 50 người mặc áo tắm, lần lượt bị đưa vào một căn phòng lạnh và một bể bơi nước lạnh. Các nhà khoa học này nhận thấy, những phụ nữ sợ lạnh nhất phần lớn đều bị thiếu sắt. Một khi bổ sung chất sắt cho họ, triệu chứng này sẽ được cải thiện, báo Sức khỏe (Trung Quốc) cho biết.

Việc mất máu do các nguyên nhân như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hay do rối loạn chảy máu tử cung, đều khiến các chị em mất đi một lượng lớn chất sắt, thông thường tập trung biểu hiện vào thời kỳ mãn kinh, tạo cảm giác giá rét. Ngoài ra, tuần hoàn máu kém do các bệnh như huyết áp thấp, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, chức năng tuyến giáp suy giảm cũng khiến phụ nữ thường xuyên bị lạnh.

Cách khắc phục tình trạng chân tay lạnh cóng vào mùa đông

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, cho biết khi trời trở lạnh một số người cảm thấy toàn thân lạnh, đặc biệt là lạnh ở chân và tay. Tình trạng này trong Đông y gọi là "quyết chứng" (lạnh toàn thân), "chi quyết" (lạnh ở tay và chân).

Nhìn từ góc độ Đông y, hàn có thể phân thành thực hàn và hư hàn. Cụ thể, thực hàn có thể là do bị phong hàn hoặc ăn thức ăn lạnh; hư hàn là do dương hư gây nên, khí dương trì trệ khiến lưu thông máu kém, lâu dần sẽ sản sinh máu ứ, dẫn tới một loạt triệu chứng. Phái nữ nếu muốn giải quyết vấn đề chân tay lạnh giá vào mùa đông, ngoài việc đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, còn phải tiến hành điều tiết ăn uống và tăng cường tập luyện thể dục.

Nguyên nhân có thể do cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay, chân trở nên lạnh cóng hay khí huyết lưu thông kém, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân lạnh có thể là nguyên nhân của các bệnh như huyết áp thấp, suy giáp, các bệnh về tim mạch...

Chị em phụ nữ phải chú ý bổ sung thực phẩm phong phú chất sắt, như thịt nạc, cá, gan động vật, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại đỗ, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, mộc nhĩ đen. Đồng thời nên ăn thêm các rau củ và hoa quả tươi giàu vitamin C, để thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể.

Ngoài ra, nếu thường xuyên bổ sung thức ăn có tác dụng làm ấm chống lạnh như thịt bò, thịt dê, thịt chó, tôm, quả óc chó, ớt cũng làm giảm triệu chứng này. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc kiên trì tập luyện sẽ dần tăng cường thể chất, giúp cơ thể khỏe mạnh và chống chịu rét tốt hơn.

Đi tất và giày ấm

Tất và giầy sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc bảo vệ vùng gan bàn chân của bạn, kể cả khi ở trong nhà thì bạn vẫn nên đi tất và xỏ vào một đôi dép để giữ ấm đôi chân. Ngoài ra, mùa đông cũng nên trải thảm trên sàn để giữ căn phòng luôn ấm áp.

Ngâm chân trong nước ấm

Một trong những cách hiệu quả để giúp làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm từ 10 - 15 phút mỗi tối. Việc làm này sẽ giúp quá trình máu lưu thông tới bàn chân được cải thiện và bạn cũng nên thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ để thu về hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể. Cụ thể:

Lấy khoảng 30-50 g ngải cứu tươi đun sôi với 1/2 nồi nước khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước vào cho nhiệt độ giảm còn khoảng 40 độ thì cho thêm muối vào khuấy đều rồi ngâm tay chân 15-20 phút. Bài thuốc ngâm này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người bị tay chân lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.

Hoặc, dùng 20-30 g gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với 1/2 nồi nước, đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Chân tay lạnh có kèm theo tiêu chảy, lấy gừng khô sao 4-8 g, tán nhỏ, pha với nước ấm uống hoặc cho vào cháo để ăn hoặc gừng khô nấu nước tắm hoặc ngâm tay cũng có thể giúp cơ thể và tứ chi ấm dần lên.

Bạn có thể thay ngải cứu và gừng bắng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi cũng cho hiệu quả cao. Lưu ý, chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân, ngược lại có thể gây phản tác dụng. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, khi ngâm xong thì lau khô tay chân và giữ ấm bằng tất, tránh tiếp xúc với nước lạnh. Nếu chân lạnh nhiều, có thể dùng lót giày bằng vỏ gỗ quế để làm ấm và kích thích các huyệt ở bàn chân.

Sử dụng túi sưởi

Túi sưởi rất có ích cho những người sở hữu đôi bàn tay hoặc bàn chân lạnh. Đặc biệt, túi sưởi còn có thể mang đi rất nhiều nơi nên bạn có thể sắm thêm một chiếc để mang lên văn phòng và sưởi ấm chân tay của mình.

Cập nhật: 21/12/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video