Trong thực tế, đằng sau hành động đắp một gò đất nhỏ này là một vấn đề không quá khó hiểu.
Trong văn hóa các nước châu Á, khi còn sống, con người cần một ngôi nhà để trú ngụ, sau khi qua đời cũng cần có "nhà" để ở. Trung Hoa cổ đại có hệ thống thứ bậc rất nghiêm ngặt, ngay cả hệ thống tang lễ cũng rất khắt khe. Sau khi chết, dựa vào thân phận, nơi chôn cất có tên gọi khác nhau.
Những ngôi mộ được đắp gò đất nhỏ bên trên.
- Lăng: Nơi chôn cất Hoàng đế là Lăng, thường gọi là Hoàng lăng, chẳng hạn như Minh Thập Tam lăng thời nhà Minh hay Thanh Đông lăng thời nhà Thanh...
- Lâm: Nơi chôn cất các thánh nhân và gia quyến. Một lâm được nhiều người biết đến là Khổng lâm, nơi chôn cất Khổng Tử, gia tộc họ Khổng và đệ tử của Khổng Tử. Năm 1994, Khổng lâm đã được UNESO công nhận là di sản thế giới.
- Trủng: Nơi chôn cất hoàng thân quốc thích, vương công đại thần được gọi là trủng. Một trủng nổi tiếng là Thanh chủng, nơi chôn cất Vương Chiêu Quân, một đại mỹ nhân được nhiều vị Hoàng đế say mê, sau được gả cho Thiền vu Hô Hàn Tà.
- Phần: Nơi chôn cất thường dân, là hình thức mai táng phổ biến nhất và thường được đắp thêm một gò đất nhỏ bên trên.
Sau khi thi thể người chết được đặt vào quan tài, rồi được chôn xuống hố sâu trong lòng đất. Nhưng tại sao quan tài được yên vị dưới lòng đất, lại còn phải đắp lên một gò đất nhỏ bên trên?
Theo ghi chép trong "Lễ ký", phụ thân của Khổng Tử đã qua đời khi ông còn rất bé. Sau khi lớn lên, ông muốn tìm nơi chôn cất cha nhưng quá trình rất vất vả. Nhưng sau cùng, ông phải dựa vào ký ức thời bé mới có thể tìm được.
Sau đó, Khổng Tử đã quyết định đánh dấu mộ cha để về sau dễ dàng tìm lại. Lúc đó, ông đắp thêm một gò đất nhỏ bên trên. Ngoài ra, để dễ dàng nhìn thấy, ông trồng thêm một vài cây quanh mộ.
Kể từ đó, khi chôn cất, người ta luôn đắp thêm một gò đất nhỏ bên trên. Ngôi mộ bằng phẳng thì chẳng ai để ý, nhưng sau khi đắp thêm một gò đất thì ai nhìn qua cũng đều biết bên dưới là mộ của người khác, sẽ chú ý tránh sang một bên. Nếu như không biết được mà xây nhà hoặc sinh hoạt bên trên thì thật sự rất thất kính với người chết.
Ngoài ra, còn có một ý kiến cho rằng, đắp thêm gò đất để phân biệt người đã mất có chết oan hay không. Theo tương truyền, sau khi Chu Vũ Vương Cơ Phát lật đổ Trụ Vương của nhà Thương và lập nên triều nhà Chu, ông đã cho người đắp mộ của đại thần Tỷ Can (đã bị Trụ Vương giết chết trước đó) lên cao hơn. Nguyên nhân bởi vì Chu Vũ Vương cảm thấy Tỷ Can chết rất oan ức.