Việt Nam ra mắt hệ thống kiểm soát động phục vụ ATGT đường bộ

Lần đầu tiên tại Việt Nam, sau 2 năm nghiên cứu, nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Đo lường VN phối hợp Cục đường bộ VN, Viện Khoa học & Công nghệ Giao thông vận tải… đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống kiểm soát động tình trạng quá tải, quá tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ. Sản phẩm được lắp đặt trên các tuyến giao thông đường bộ sẽ phát huy được hiệu quả kiểm soát ngay cả khi các phương tiện vẫn đang lưu thông trên đường.

(Ảnh: VNN)

Xe chạy quá tốc độ đã trở thành chuyện phổ biến ở Việt Nam. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuống cấp thậm chí làm hư hỏng hệ thống đường bộ hiện nay, và tiềm ẩn những khả năng gây tai nạn.

Trong khi đó, để kiểm soát tình trạng quá tải, quá tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ, nhiều nước trên thế giới đã triển khai các hệ thống kiểm soát động với các giải pháp công nghệ đa dạng và hiệu quả.

Từ những mô hình thực tế đó, nhóm nghiên cứu Trung tâm đo lường VN đã đưa ra đề án thiết kế, chế tạo hệ thống kiểm soát động mang thương hiệu VN, với mục tiêu: Thiết kế, chế tạo hệ thống phù hợp với điều kiện đặc điểm đường bộ VN, giảm giá thành so với hệ thống ngoại nhập, và quan trọng hơn là làm chủ các giải pháp công nghệ trong thiết kế, chế tạo sản phẩm. Sau 2 năm nghiên cứu, thử nghiệm, hệ thống đã hoàn thiện các tính năng và cho phép kiểm soát chính xác trọng lượng, tốc độ của các xe ôtô đang lưu thông trên đường với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng các hệ thống đang được sử dụng trong khu vực.

Thạc sỹ Đào Duy Hùng – Phòng Đo lường Khối lượng – Trung tâm Đo lường VN cho biết: "Trước đây chúng ta cũng có những hệ thống kiểm soát tĩnh, tuy nhiên còn một số điểm hạn chế nên chúng tôi chọn cân động để khắc phục những hạn chế đó. Hệ thống cân động này có thể kiểm soát được 100% các phương tiện mà cân tĩnh không thể kiểm tra được. Thứ hai là hệ thống này tự động tính toán số liệu và đưa ra kết quả, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người".

Thiết kế chính của hệ thống bao gồm: các cảm biến được lắp đặt trên đường gồm cảm biến vị trí, cảm biến tải trọng. Khi xe di chuyển qua vị trí đặt cảm biến, ngay lập tức tín hiện thu được sẽ được đưa về bộ phận phân tích, xử lý tín hiệu tự động và đưa ra kết quả chính xác tải trọng các trục xe, khoảng cách giữa các trục, khối lượng tổng cũng như tốc độ của xe khi đi qua hệ thống.

Một phần mềm với giao diện tiếng Việt cho phép quản lý và điều khiển hệ thống; ngoài ra còn cho phép nhập và lưu trữ các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý như: nhóm xe, làn đường, thời gian xe đi qua, v.v…

Với chế độ quản lý thông qua camera, hệ thống có thể tự động ghi lại hình ảnh các xe vi phạm với tốc độ chụp và truyền ảnh đến 30 ảnh/1 giây, kể cả khi xe chạy qua thiết bị với vận tốc 50km/h mà hình ảnh thu được vẫn rất rõ nét. Hiện tại, hệ thống này có thể quản lý được đồng thời 8 làn đường và cho phép ghi lại hình ảnh của cả hai chiều xe chạy. Những hình ảnh này sẽ là cơ sở để thống kê, báo cáo kết quả các xe vi phạm trong ngày. Tuy nhiên, đặc điểm đường bộ nước ta khá phức tạp và chưa được phân luồng nên yếu tố nhiễu vẫn đang được nhóm nghiên cứu tìm kiếm giải pháp xử lý tốt nhất.

Việc thiết lập hệ thống kiểm soát động trên các trục đường bộ VN sẽ tạo ra mạng kiểm soát hiệu quả, giúp thu thập các số liệu về tình trạng đường bộ, tạo cơ sở cho các quyết định đầu tư, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông, tránh lãng phí cho đầu tư không hiệu quả, đồng thời thay đổi mạnh và theo hướng tích cực hoạt động kiểm soát, xử lý các vi phạm, góp phần đẩy mạnh công tác quản lý giao thông VN.

Theo VTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video