Y học hạt nhân trị bệnh, cứu người

Kỹ thuật hạt nhân để điều trị bệnh đã được thực hiện trên thế giới từ 60 năm nay. Nhưng ở VN, người dân còn ít biết đến ích lợi của nó...

Bà T.T.Kh. 54 tuổi-một việt kiều Mỹ về VN thăm gia đình . Bà đang mang trong mình căn bệnh viêm gan siêu vi C và vẫn tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Cách đây 6 tháng, bà thường thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp. Đi khám mới biết bị thêm một căn bệnh nữa là bướu cường giáp (basedow). Lúc này, tinh thần bà Kh. suy sụp, sức khỏe yếu nhiều. Bà muốn quay trở về Mỹ để chữa bệnh nhưng không được cơ quan hàng không cho phép lên máy bay.

Với trường hợp này, nếu điều trị bằng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp thông thường sẽ làm suy gan nhanh chóng, còn nếu không điều trị thì tình trạng loạn nhịp tim, hồi hộp, khó thở ở bệnh nhân sẽ nặng thêm.

Cuối cùng, các bác sĩ đã quyết định sử dụng y học hạt nhân để điều trị cho bệnh nhân này. Bệnh nhân được cho uống một liều duy nhất chất Iode - 131.

6 tháng sau khi điều trị, bà cho biết:” trước đó tôi rất lo lắng không biết rằng kỹ thuật này có chữa hết bệnh và có ảnh hửơng tới sức khỏe không. Sau khi dùng thuốc tôi không hề cảm thấy một khó chịu nào, sức khỏe dần hồi phục, nhịp tim được cải thiện, không còn hồi hộp và mệt mỏi như trước. Tôi đã trở lại đây tái khám và xét nghiệm máu, kết quả là bệnh của tôi đã hoàn toàn khỏi, bướu đã tiêu hết”.

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để chẩn đoán và điều trị bệnh đã đựơc thực hiện từ khoảng 60 năm trên thế giới. Tại VN hiện nay có khoảng 12 cơ sở áp dụng kỹ thuật này trong lãnh vực y khoa. Tại TPHCM hiện có 3 nơi là BV FV, BV Chợ Rẫy và BV Đại học Y dược. BS Nguyễn Văn Tế-Trưởng khoa y học hạt nhân, bệnh viện FV cho biết...

Chất phóng xạ thành dược liệu cứu người

Ứng dụng kỹ thuật nhân để điều trị bệnh tại bệnh viện.

Y học hạt nhân là ngành y học sử dụng những đồng vị phóng xạ nhân tạo để thực hiện chụp hình chẩn đoán chức năng của các cơ quan trong cơ thể như tuyến giáp, tim, xương, phổi, thận… được gọi là xạ hình. Hoặc, dùng chất phóng xạ để điều trị bệnh.

Kỹ thuật này giúp khảo sát được chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát hiện sớm những thương tổn – điều mà các phương tiện chẩn đoán khác không làm được, ví dụ như khảo sát sự di căn của bệnh ung thư xương.

Trước khi chụp, kỹ thuật viên sẽ bơm chất đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch bệnh nhân, sau đó dùng máy Gamma - camera ghi hình để chẩn đoán chức năng của các cơ quan trong cơ thể, rồi tùy trừơng hợp có thể dùng chính chất đồng vị phóng xạ để điều trị bệnh.

Việc chích chất đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch sẽ được thực hiện trước khi ghi hình từ 20 phút tới 6 giờ đồng hồ, có khi ghi hình ngay khi tiêm chất đánh dấu phóng xạ tùy theo từng cơ quan cần khảo sát. Khi ghi hình, máy sẽ đo chính xác chỉ số hấp thu của chất đồng vị phóng xạ , từ đó sẽ cho biết chức năng hoạt động của cơ quan đó để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Chất phóng xạ có gây nguy hiểm cho người bệnh?

Dược chất phóng xạ không gây ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người bệnh vì liều dùng trong y khoa lại rất nhỏ với tia gamma năng lượng thấp không đủ gây độc, không gây phản ứng hay dị ứng cho người sử dụng.

ĐIỀU TRỊ BASEDOW BẰNG CHẤT PHÓNG XẠ

Bệnh cường giáp còn gọi là bướu cổ độc hay bệnh Basedow. Bệnh có tuyến giáp hoạt động quá mức nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể đưa đên tử vong như rối loạn nhịp tim, suy tim…

Hiện nay, để điều trị bệnh Basedow, các nước Âu – Mỹ phương pháp đang đựơc ưa chuộng là kỹ thuật hạt nhân.

Điều trị bệnh bướu cổ độc bằng kỹ thuật này, bệnh nhân không phải nằm viện, chỉ cần uống một liều Iode-131 dưới dạng viên nang hoặc dạng dung dịch. Sau khi uống, bệnh nhân có thể về nhà ngay, sau đó uống nhiều nước và ăn uống bình thừơng sau 2 giờ. Trong đa số các trường hợp, chỉ cần điều trị một lần duy nhất là đủ lành bệnh.  Chi phí cho một ca điều trị bướu cổ hiện vào khoảng 3 triệu đồng. 

* Hiện nay ở VN, y học hạt nhân đã được ứng dụng để chẩn đoán và điều trị những bệnh nào?

 - Chẩn đoán: chức năng từng thận, tìm chỗ bị thuyên tắc mạch phổi, chẩn đoán định vị các khối u thần kinh – nội tiết như u tủy thựơng thận, u nguyên bào thần kinh và các vị trí di căn của nó… Với các bệnh lý xương, kỹ thuật này phản ánh một cách rất nhạy phản ứng của xương đối với bệnh lý. Phát hiện những ổ thương tổn thứ phát hay nguyên phát của xương, những ổ nhiễm trùng, tai nạn trong khi chơi thể thao, hoại tử xương hoặc loạn dưỡng đau.

Kỹ thuật này giúp nhìn thấy rõ thương tổn xương từ nhiều tháng trước khi được nhìn thấy trên máy chụp X Quang. Để xạ hình xương, đầu tiên người ta tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân chất phosphonate dánh dấu với technétium. Trong một số trường hợp có thể ghi hình ngay khi tiêm xạ nhưng thông thường khoảng 3 giờ sau chất đánh dấu phóng xạ này sẽ gắn vào xương và khi đó mới có thể ghi lại hình ảnh. Thời gian ghi hình kéo dài từ 5 – 16 phút hoặc lâu hơn tùy theo trường hợp.

- Trong xạ hình cơ tim: giúp phát hiện và định vị tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim ở những bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực , thiếu máu cục bộ di chứng khi gắng sức sau nhồi máu cơ tim, theo dõi một thương tổn mạch vành đã biết, phát hiện khả năng sống của cơ tim sau nhồi máu, bệnh nhân bị biến chứng của đái tháo đừơng.

- Xạ hình tuyến giáp:
cho những hình ảnh phản ánh tình trạng chuyển hóa chất iode đó trong tế bào tuyến giáp, từ đó giúp các nhà chuyên môn quyết định phác đồ điều trị phù hợp cho từng trừong hợp cừơng giáp hoặc nhân tuyến giáp.

- Điều trị: Hiện nay kỹ thuật này đang đựơc ứng dụng rất có hiệu quả để điều trị các bệnh lý tuyến giáp như bướu giáp độc, ung thư tuyến giáp, u tủy thượng thận, điều trị giảm đau trong các di căn xương đề kháng với trị liệu giảm đau thông thường.

* Chống chỉ định cho những đối tượng nào? Không làm xạ hình cho phụ nữ mang thai . Dược chất phóng xạ sẽ được thải qua sữa mẹ vì thế với phụ nữ đang cho con bú phải ngưng cho con bú trong vòng 48 giờ sau khi xạ hình.

Nhật Phương

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video