Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Tiếng hót của loài chim có ý nghĩa gì?

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người. Vậy thì ý nghĩa đằng sau những giai điệu này là gì?

Thường thì giọng hát của con người là để phục vụ nhu cầu giải trí, tiếng chim hót lại giống với tiếng nói của chúng ta hơn, nó là một dạng giao tiếp của loại chim. Tuy nhiên, cách giao tiếp của những chú chim rất khác so với con người, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếng hót được tạo ra như thế nào và ý nghĩa của nó là gì nhé.

Cách những chú chim tạo ra tiếng hót

Một chú chim có thể tự mình tạo ra bản nhạc nhờ vào một bộ phận có tên là syrinx, hay còn gọi là ống minh quản của loài chim. Ống minh quản là một bộ phận chỉ có duy nhất ở loại chim, tương tự như thanh quản ở người. Không loại động vật nào khác có bộ phận này.

Con người và hầu hết các loài động vật đều có thể phát ra âm thanh nhờ thanh quản, là nơi chứa các dây thanh âm. Loài chim cũng có thanh quản, nhưng chúng tạo ra âm thanh nhờ vào minh quản, do vậy loài chim có thể tạo ra những âm thanh đặc biệt.

Minh quản được đặt tên theo một vị thần Hy Lạp có tên là Syrinx, vị thần này sau đó đã hóa thành một nhạc cụ. Minh quản có cách hoạt động tương tự thanh quản nhưng có thêm một số khả năng đặc biệt khác như nó cho phép loài chim có thể phát ra hai nốt nhạc cùng lúc. Đó là lý do vì sao tiếng chim hót lại nghe như một bản nhạc vậy.

Sử dụng minh quản, loại chim có thể tạo ra những bản nhạc du dương từ tiếng hót của mình và lặp đi lặp lại như đoạn nhạc dạo của một bài hát vậy. Loài chim cũng có thể phát ra những tiếng gọi độc lập không mang tính nhạc hay cũng có những loài chim không hề hót líu lo, nhưng có những loài đã trở nên nổi tiếng nhờ vào giai điệu đặc trưng của mình.

Giống như cách chúng ta học chơi nhạc, hầu hết các loài chim học cách hót bằng cách bắt chước những con khác, ghi nhớ và luyện tập. Hầu hết các loài động vật sinh ra đã biết hết những âm thanh mà chúng cần trong cuộc sống, nhưng loài chim lại giống con người, chúng học hót như cách mà chúng ta học nói vậy.


Ở nhiều loài, chỉ có những chú chim đực mới có thể hót. (Ảnh: AlekseyKarpenko/Shutterstock).

Ý nghĩa đằng sau những tiếng chim

Giờ thì chúng ta đã biết cách chúng tao ra tiếng hót, vậy ý nghĩa của những tiếng hót này là gì? Chúng có một số ý nghĩa khác nhau khiến bạn phải bất ngờ đấy.

1. Tìm bạn tình

Nhiều loài chim chỉ cất tiếng hót vào mùa sinh sản, trong đó đa số là rơi vào mùa xuân. Đó là lý do vì sao bạn thường nghe nhiều tiếng chim hơn vào mùa xuân, tiếng hót là một trong những cách để những chú chim thu hút bạn tình.

Ở nhiều loài, chỉ có những chú chim đực mới có thể hót. Tiếng hót của những chú chim đực sẽ thể hiện sự khao khát của mình trước những con cái. Thông thường, những chú chim đực sẽ chọn cành cây cao nhất làm sân khấu để tiếng hót của nó có thể vang đi xa nhất. Tuy nhiên, trong nghi thức giao phối của một số loài, con đực và con cái sẽ cùng nhau song ca bản nhạc gọi tình.

Bài ca tìm bạn tình sẽ thể hiện được rằng ca sĩ đang khỏe mạnh và đủ tuổi giao phối. Những chú chim còn non sẽ không thể hót thành thục giai điệu của chúng. Và đối với những loài có tập tính hót song ca thì việc hót cùng nhau sẽ giúp cặp đôi có thể thắt chặt mối liên kết giữa hai cá thể.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt khi một số loài chim không hề hót. Ví dụ, kền kền và cò hầu như không thể tạo ra bất kỳ âm thanh này.

2. Đánh dấu lãnh thổ

Tiếng hót còn thể hiện lãnh thổ của loài chim và cũng được dùng để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Những chú chim có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng việc hót những bản nhạc phức tạp hoặc đơn giản hơn là tăng âm lượng để át đi tiếng hót của đối thủ. Nếu một chú chim muốn chiếm lấy lãnh thổ của con khác, chúng sẽ lắng nghe tiếng hót để đánh giá đối thủ của mình.

3. Giao tiếp với trứng

Nhiều loài chim hót cho trứng của chúng nghe. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng này không chỉ có mục đích là dạy cho những chú chim chưa nở giai điệu của giống loài. Ví dụ như ở một số loài, dường như chim bố mẹ dùng tiếng hót để cảnh báo những con của mình về biến đổi khí hậu, gồm cả việc thay đổi nhiệt độ, trước khi những quả trứng nở ra. Kết quả nghiên cứu này cho thấy những tiếng hót này có thể là sự thích nghi thiết yếu của loài chim.

4. Những ý nghĩa khác mà chúng ta chưa thể biết được

Mỗi loài chim thường có giọng hót của riêng mình. Điều đó cho phép một con chim riêng lẻ nghe được tiếng hót và nhận biết có phải cùng loài của mình hay không. Chim hót nhiều nhất trong mùa làm tổ. Thông thường, người chơi chim có thể học cách nhận biết các loài chim khác nhau bằng cách ghi nhớ các mẫu âm thanh trong tiếng hót của chúng.

Còn có nhiều giả thiết khác về những ý nghĩa đằng sau tiếng hót của những chú chim nhưng chưa được xác nhận bởi nghiên cứu khoa học. Ví dụ như một số giả thiết cho rằng loài chim hót chỉ đơn giản vì chúng thích thế. Thật ra, loài chim thường hót vào lúc bình minh hơn và chúng ta chưa thể tìm ra lý do, nhưng nếu tìm ra thì có lẽ chúng ta cũng sẽ hiểu hơn về tiếng hót của chúng.

Tiếng hót của những chú chim rất bắt tai, nhưng nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi bản nhạc của chúng là độc nhất. Không loài động vật nào khác có ống minh quản, do đó không có loài nào có thể hót như những chú chim cả. Và thông qua tiếng hót của mình, loài chim có thể giao tiếp không chỉ với những con khác, mà với cả những thế hệ tiếp theo, ngay cả trước khi trứng nở ra.

Cập nhật: 05/05/2021 Theo vnreview/dantri
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video