Mời các bạn chiêm ngưỡng những bức ảnh về đề tài thiên văn - vũ trụ tuần qua của NASA.
Ánh sáng Mặt Trời bị những hạt bụi nhỏ trên mặt phẳng giữa các hành tinh tán xạ và tạo thành một vùng sáng đối diện 180 độ với Mặt Trời, nhìn thấy rõ vào ban đêm.
Quầng sáng quanh Mặt Trăng được tạo thành do các tinh thể băng trong không khí khúc xạ ánh sáng. Bức ảnh may mắn chụp được 4 vòng quầng sáng liên tiếp nhau.
Đám mây xoáy kỳ lạ chưa từng thấy ở Sao Thổ vừa được tàu thăm dò Cassini chụp được, nằm giữa hệ mây hình lục giác bao quanh cực Bắc của hành tinh này.
Một lỗ đen siêu nặng ở tâm thiên hà Hercules A nặng gấp 1000 lần Ngân Hà chúng ta, đang phun ra một luồng vật chất rất mạnh vào vũ trụ.
Cụm sao cầu NGC 104 sáng thứ nhì trên bầu trời, nằm bên rìa của Đám mây Magellan Nhỏ, trải rộng 120 năm áng sáng, bằng cỡ Mặt Trăng trên bầu trời.
Trái đất về đêm
Bức ảnh ghép từ các lần chụp cách nhau 2 phút cho thấy quá trình Mặt Trăng đang mọc dần, đồng hành cùng Sao Mộc. Mé trái của Mặt Trăng tối đi rõ nét do đang xảy ra Nguyệt thực nửa tối. Vũ Lộc (theo NASA)