Ảo ảnh thị giác tiết lộ mức độ thị lực của bạn

  •   4,45
  • 12.827

Hãy nhìn vào bức ảnh dưới đây ở khoảng cách quan sát bình thường trước màn hình, nếu bạn không nhìn thấy khuôn mặt của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, mà thay vào đó là khuôn mặt của nữ minh tinh huyền thoại Hollywood Marilyn Monroe, bạn có thể phải đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa vì thị lực kém.

Kiểm tra thị lực bằng ảo ảnh thị giác

Theo các chuyên gia, ở khoảng cách quan sát bình thường, đôi mắt khỏe mạnh cần phải nhận biết được các đường nét rõ ràng của khuôn mặt Einstein, khiến bộ não đồng thời bác bỏ đó là hình ảnh của Marilyn Monroe. Điều ngược lại sẽ xảy ra khi bạn có thị lực kém và cần phải đeo kính để nhìn rõ hơn.

Ảo ảnh thị giác tiết lộ mức độ thị lực của bạnAlbert Einstein hay Marilyn Monroe?

Ảo ảnh thị giác kinh điển trên được các nhà khoa học thần kinh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ, tạo nên cách đây nhiều năm. Trong một đoạn video mới công bố, AsapScience đã hé lộ thủ thuật tạo nên ảo giác này.

"Phụ thuộc vào việc bạn có thể tập trung hoặc nhận biết sự tương phản tốt tới mức nào, đôi mắt của bạn sẽ chọn lọc được các chi tiết. Khi ở gần bức ảnh, chúng ta thường sẽ nhìn được rõ ràng các chi tiết giống như bộ râu hay nếp nhăn của Einstein. Tuy nhiên, khi khoảng cách gia tăng hoặc nếu thị lực của bạn kém và tạo ra hình ảnh mờ ảo hơn, khả năng thu nhận được các chi tiết của bạn sẽ mất dần. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ nhìn thấy các đặc điểm tổng quá, giống như hình dạng miệng, mũi và tóc, rồi rốt cuộc sẽ nhìn thấy hình ảnh Marilyn Monroe", AsapScience giải thích.

Nhóm nghiên cứu MIT do tiến sĩ Aude Oliva đứng đầu, đã dành hơn một thập niên tạo ra các ảo ảnh thị giác "lai", trong đó các hình ảnh có thể ẩn giấu trong các bố cục, chữ viết và những vật thể khác. Ảo ảnh "Marilyn Einstein" ra đời thông qua việc ức chế để chồng một hình ảnh mờ của Marilyn Monroe lên một bức ảnh Albert Einstein được vẽ rõ nét.

Các đặc điểm với tần suất không gian cao chỉ rõ thấy khi quan sát chúng ở khoảng cách gần. Ngược lại, các đặc điểm với tần suất không gian thấp chỉ rõ thấy ở khoảng cách xa. Việc kết hợp 2 bức ảnh đã tạo ra một bức ảnh biến đổi khi người quan sát dịch chuyển tới gần hơn hoặc xa hơn màn hình.

Tiến sĩ Oliva nói, các hình ảnh lai như trên không chỉ hé lộ các vấn đề về thị lực, mà còn làm nổi bật cách bộ não xử lý thông tin.

Thông qua các thí nghiệm, tiến sĩ Oliva nhận thấy rằng, bộ não của chúng ta phân biệt tiếp nhận các chi tiết rõ nét ở một số tình huống, và các chi tiết rộng hơn ở những tình huống khác. Quá trình xử lý các chi tiết nét của bộ não xảy ra chậm hơn đôi chút so với quá trình xử lý các đặc điểm khác.

Theo VietNamNet
  • 4,45
  • 12.827