Australia di dời người dân để nhường chỗ ở cho chim cánh cụt tí hon

  •  
  • 536

Người dân sống trên đảo Phillip ở miền Nam Australia đã được di dời, trả lại môi trường sinh sống tự nhiên cho loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất thế giới.

Hàng nghìn con chim cánh cụt tí hon trồi lên từ làn sóng, đi dọc bờ biển trở về tổ của chúng
Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên đảo Phillip, miền Nam Australia, hàng nghìn con chim cánh cụt tí hon trồi lên từ làn sóng, đi dọc bờ biển trở về tổ của chúng trên đảo sau một ngày kiếm ăn và bơi lội. (Ảnh: New York Times).

Trong ảnh, du khách chờ đợi thời điểm chim cánh cụt trở về sau một ngày kiếm ăn.
Từ đầu thế kỷ 20, chim cánh cụt tí hon trên đảo Phillip đã thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày ghé thăm hòn đảo. Loài chim cánh cụt này được cho là nhỏ nhất thế giới, những cá thể trưởng thành chỉ cao khoảng 30cm. Trong ảnh, du khách chờ đợi thời điểm chim cánh cụt trở về sau một ngày kiếm ăn. (Ảnh: New York Times).

Nhiều năm qua, những con chim cánh cụt tí hon đã sống chung với các khu dân cư của con người
Nhiều năm qua, những con chim cánh cụt tí hon đã sống chung với các khu dân cư của con người. Do tác động từ các hoạt động giao thông, xây dựng của con người, số lượng cá thể chim cánh cụt giảm mạnh vào cuối thập niên 1980. (Ảnh: New York Times).

Từ năm 1985, nhà chức trách quyết định mua lại tất cả đất trên đảo Phillip, trả lại môi trường sống cho chim cánh cụt
Để ngăn chặn tình trạng này, chính quyền bang Victoria từ đầu thập niên 1980 đã hạn chế các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Từ năm 1985, nhà chức trách quyết định mua lại tất cả đất trên đảo Phillip, với mục đích di dời người dân ra khỏi hòn đảo, trả lại môi trường sinh sống tự nhiên cho loài chim cánh cụt. Đây là việc làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Australia. (Ảnh: New York Times).

Năm 2010, nhà chức trách mới hoàn thành việc mua lại toàn bộ hòn đảo.
Quyết định của chính quyền Victoria là một cú sốc cho người dân trên đảo, cũng như những người có nhà để nghỉ ngơi, du lịch tại đây. Do sự phản đối của người dân, cũng như khó khăn về tài chính, kế hoạch giải tỏa đảo Phillip kéo dài hơn dự kiến tới hàng chục năm. Năm 2010, nhà chức trách mới hoàn thành việc mua lại toàn bộ hòn đảo. (Ảnh: New York Times).

Tuần qua, công tác phá dỡ, giải phóng mặt bằng trên đảo Phillip mới hoàn thành.
Tuần qua, công tác phá dỡ, giải phóng mặt bằng trên đảo Phillip mới hoàn thành. Tuy nhiên, trong hơn 30 năm qua, số lượng cá thể loài chim cánh cụt trên đảo đã gia tăng nhanh chóng. Từ khoảng 12.000 cá thể vào cuối thập niên 1980, loài chim cánh cụt tại đây hiện duy trì ở khoảng 31.000 cá thể. (Ảnh: New York Times).

Nỗ lực hồi sinh môi trường sống và giải cứu loài cánh cụt tí hon đã mang lại trái ngọt cho Australia.
Nỗ lực hồi sinh môi trường sống và giải cứu loài cánh cụt tí hon đã mang lại trái ngọt cho Australia. Công viên quốc gia trên đảo Phillip hiện đã trở thành địa điểm du lịch thiên nhiên được ưa chuộng nhất tại bang Victoria với 740.000 lượt du khách trong năm 2018. Ngày nay, bán đảo Summerland và đảo Phillip đã lột xác, từ vùng ngoại ô nghèo trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của Australia. Trong ảnh, nhân viên Công viên quốc gia Phillip lắp đặt thiết bị chống thú săn chim cánh cụt. (Ảnh: New York Times).

Trong ảnh, chim cánh cụt được lắp chíp theo dõi sức khỏe.
"Đảo Phillip là minh chứng cho thấy những quyết định khó khăn trong ngắn hạn có thể mang về những thành quả tốt đẹp trong tương lai dài hạn. Đây là ví dụ tiêu biểu cho thấy khoa học tác động lên chính sách và mang lại lợi ích cho cả thiên nhiên và con người", Rachel Lowry, Giám đốc Bảo tồn của Quỹ Hoang dã thế giới, nhận định. Trong ảnh, chim cánh cụt được lắp chíp theo dõi sức khỏe. (Ảnh: New York Times).

Ước tính, mỗi diện tích rộng 15 ha trên đảo có thể đủ chỗ để làm tổ cho khoảng 1.400 cá thể chim cánh cut.
Ngày nay, tại nơi từng là những khu dân cư của con người, nhà chức trách đặt những chiếc tổ để chim cánh cụt cư ngụ. Ước tính, mỗi diện tích rộng 15 ha trên đảo có thể đủ chỗ để làm tổ cho khoảng 1.400 cá thể chim cánh cut. (Ảnh: New York Times).

Cập nhật: 13/08/2019 Theo Zing
  • 536