Tim mạch, đột quỵ, huyết áp cao và nhiều loại bệnh xã hội khác là hệ luỵ song hành cùng với các trận cầu trong mùa World Cup.
Bệnh tim mạch
Nghiên cứu 76 năm lịch sử World Cup, Tạp chí Y học Anh cho hay, sự cuồng nhiệt của trái bóng tròn đã làm gia tăng số người bị mắc bệnh tim mạch, xảy ra không chỉ với những người xem trực tiếp trên sân cỏ mà cả những người xem qua truyền hình.
World Cup 1998 tổ chức ở Pháp, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tại Anh đã tăng lên 25% sau khi Đội Anh thua Đội Argentina bằng một quả phạt đền gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường đại học Birmingham (Anh) cho thấy, năm 1997, khi Đội tuyển Anh tham gia một trận đấu thì tại một bệnh viện lớn ở nước này đã phải tiếp đón 55 bệnh nhân tim ngừng đập, trong tình trạng phải cấp cứu khẩn cấp.
Cuộc so găng nảy lửa giữa Pháp và Hà Lan tại Euro 1996 cũng đã làm 144 nam giới của xứ sở hoa tulip bị tử vong do bệnh tim, sau khi Cơn lốc màu da cam bị Pháp đánh bại. Số người chết trên đã tăng 50% so với các trận đấu khác.
Diễn biến tâm lý của các fans hâm mộ là vui mừng, cay cú, thất vọng... cứ lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn khiến số bệnh nhân bị tim mạch tăng nhanh. Điều này rất nguy hiểm, nhất là những đối tượng đã mang những bệnh có sẵn trong người, cơ thể có hệ miễn dịch kém. Khi bị sốc làm tim bị tổn thương mạnh.
Diễn biến tâm lý của các fans hâm mộ là vui mừng, cay cú, thất vọng...
cứ lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn
khiến số bệnh nhân bị tim mạch tăng nhanh.
Bệnh đột quị
Cùng với bệnh tim mạch, đột quị cũng làm gia tăng số bệnh nhân chết trong các giải túc cầu lớn. Điển hình nhất là tại World Cup 1950 khi Brazil bất ngờ bị Uruguay đánh bại thì đã có rất nhiều người bị đột quị và tử vong, điều ngạc nhiên là, bên thắng cuộc Uruguay cũng có nhiều người chết vì quá mừng.
Bệnh huyết áp cao
Thống kê của các nhà khoa học cho thấy, tại Thái Lan, mỗi khi World Cup hay Euro đến thì số người bị huyết áp cao tăng trên 20%. Nguyên nhân là do
Trung vệ Edmilson của đội Brazil đã khóc (Ảnh: Yahoo) |
thức đêm xem bóng đá, kèm theo đó là sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước uống có gas vô tội vạ. Lạm dụng các chất kích thích này còn là nguyên nhân làm tăng các bệnh về vòm họng, hô hấp, tiểu đường.
“Bệnh” mang tính xã hội
Đó là trường hợp quậy phá, đánh lộn khi thua cá độ hay hiềm khích với các cổ động viên của đội khác. Nhiều chuyên gia tâm lý xã hội cũng đã cảnh báo rằng, vì quá say vào trái bóng mà nhiều ông chồng đã bỏ bê nhà cửa và công việc cơ quan, xung đột với vợ. Trong mùa bóng đá, người ta còn chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông do lái xe vừa đi vừa xem bóng đá hoặc đang trong tình trạng say khướt.
Bất mãn và tự vẫn
Trường hợp này xảy ra đối với những fans quá hâm mộ một cầu thủ nào đó làm thần tượng của mình. Khi cầu thủ đó cùng đội bóng của anh ta bị thua trận thì fans hâm mộ cũng cảm thấy thất vọng cùng thần tượng, có không ít người có cách nghĩ cực đoan đã tìm tới con đường quyên sinh. Số người tự sát trong mùa World Cup cũng thường thấy đối với những người bị thua bạc, thua cá cược
Văn Minh