Bằng cách mổ xẻ xác cá voi, người ta đã thấy được cấu trúc phức tạp của chiếc hàm khổng lồ mà lâu nay các nhà nghiên cứu chưa từng biết tới.
>>> Hình ảnh đau lòng về cái chết của cá voi xanh
Được mệnh danh là loài động vật lớn nhất tồn tại, mỗi miếng mồi có thể lên tới 100 tấn bao gồm các nhuyễn thể và nước chỉ trong vòng 10 giây. Điều này có thể cho ta thấy rằng, cá voi đã phối hợp nhuần nhuyễn cơ hàm và xương của nó để có thể bắt được con mồi khổng lồ ấy một cách dễ dàng.
Các nhà khoa học đã tìm thấy được một cơ quan cảm giác trong hàm cá voi có liên kết đến xương và cơ bắp đến bộ não, giúp cá voi điều khiển mở rộng hàm to nhất có thể. Đồng thời họ còn tìm thấy ở cấu trúc phía mũi trước là đầy dãy các dây thần kinh. Nghiên cứu cho rằng, mớ hỗn độn này là những cảm biến nhận tín hiệu từ hàm để từ lúc bắt đầu mở miệng. Các dây thần kinh này dẫn tới não và điều khiển cá voi có những cách tấn công con mồi một cách ngoạn mục, chuẩn xác và đầy kịch tính, Tiến sĩ Pyenson - trưởng nhóm nghiên cứu Nicholas Pyenson từ Viện Smithsonian ở Washington DC cho hay.
Các nghiên cứu này được mổ xẻ trên một xác cá voi đã bị chết trước đó. Điều này là cơ hội tốt để không làm hại đến loài cá voi quý hiếm này. Với các phân tích khá chi tiết và chính xác bằng cách sử dụng các hình ảnh có độ phân giải cao của y tế để có kết quả trên.
Kết quả nghiên cứu trên đã lý giải được làm thế nào để các loài cá voi khổng lồ này có thể phối hợp ăn ý giữa túi cổ họng và sự đóng mở của hàm một cách nhanh chóng để ngăn chặn con mồi thoát ra chỉ trong 10 giây. Có thể nói thêm rằng, khám phá này cho thấy một sự thích nghi của loài động vật có vú với lối sống ở dưới nước.
Đây là một khám phá lý thú mà cả hàng trăm năm nay, người làm khoa học nghiên cứu về cá voi vẫn chưa từng biết tới.