Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi tiết niệu có thể dẫn tới nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận, thậm chí là suy thận.
PGS.TS Đỗ Trường Thành - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho biết sỏi tiết niệu chiếm 45-50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi, chiếm 75-80%. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng khó lường như nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp-xe thận; suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn.
Các yếu tố địa dư, khí hậu và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận. Nguyên nhân hình thành sỏi gồm rối loạn chuyển hóa gây tăng canxi máu và niệu; thay đổi pH nước tiểu; dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc hẹp đường tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sỏi. Đa số trường hợp sỏi canxi không rõ nguyên nhân, một số tăng do chế độ ăn uống, bệnh lý.
PGS.TS Đỗ Trường Thành khám cho bệnh nhân. (Ảnh: BSCC).
PGS.TS Thành khuyến cáo khi có những dấu hiệu bệnh, người dân cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có đủ chuyên môn chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như:
Để phòng bệnh và theo dõi sau điều trị sỏi thận, người bệnh cần có chế độ ăn uống nhiều nước trên 2 lít/ngày, hạn chế thức ăn nhiều canxi, oxalate như sữa, chè.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân sỏi thận, việc theo dõi sau điều trị rất quan trọng để kiểm soát được diễn biến bệnh sỏi thận. Bệnh nhân cần đến khám định kỳ nhằm phát hiện sỏi thận tái phát hoặc các biến chứng, di chứng sau can thiệp để có kế hoạch điều trị tích cực và dự phòng sỏi thận tái phát.