Theo một nghiên cứu đăng trên “Những lá thư Sinh học” ra ngày 17/11, các nhà khoa học của trường Đại học Queensland, Australia đã phát hiện loài cá sản sinh "lưới chống muỗi" cho riêng mình để sở hữu những giấc ngủ yên bình hàng đêm.
Các nhà khoa học này đã tiến hành các nghiên cứu thí nghiệm đối với những kén giống như màng nhầy.
Theo nhà nghiên cứu, tiến sĩ Alexandra Grutter, trong khi phần lớn các sách hướng dẫn về cá cũng như các tài liệu ghi chép sinh vật học cho rằng màng nhầy này bảo vệ con cá khỏi những loài ăn thịt vào ban đêm như cá chình biển, không có nghiên cứu thí nghiệm nào xác định được chức năng của chúng.
Nghiên cứu trên đã chỉ ra những màng nhầy này bảo vệ cá khỏi những loài ký sinh ngoài cắn giống như muỗi.
Tiến sĩ Grutter cho biết khi loài cá ngủ về đêm, các màng nhầy này hoạt động giống như lưới chống muỗi, cho phép cá ngủ yên bình mà không bị cắn liên tiếp.
Ông Grutter nói “Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặt loài cá vẹt (ở dải san hô ngầm) có hoặc không có màng nhầy gần với những loài ký sinh ngoài vào ban đêm. Những con cá không có màng nhầy đã bị các loài ký sinh ngoài tấn công nhiều hơn so với những con có màng nhầy."
"Những con cá dành thời gian sản sinh màng nhầy trước khi chui vào trong ngủ đã được bảo vệ về đêm, rất giống với con người khi dùng lưới chống muỗi, ông Grutter cho biết.”.