Cá sấu bị ướp xác với con mồi còn trong bụng để tế thần

  •  
  • 1.528

Hàng nghìn năm trước, thương nhân buôn xác ướp ở Ai Cập giết cá sấu hoang dã bằng cách đập vỡ hộp sọ chúng rồi nhanh chóng đem đi xử lý để ướp xác.

Thời Ai Cập cổ đại, nhu cầu mua xác ướp cá sấu rất lớn.

Thương nhân nuôi hàng nghìn nô lệ, truyền dạy kỹ thuật ướp xác thành thạo nhằm làm ra những xác ướp để tế bái thần linh. Các nhà nghiên cứu ở Pháp sử dụng máy quét công nghệ cao đã tìm ra bằng chứng cho thấy cá sấu bị bắt, giết bằng cách đập vỡ sọ để duy trì nguồn cung cho cơn sốt “xác ướp”.

Theo Stephanie M. Porcier, tác giả chính của một báo cáo mới trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ, bà và các cộng sự đã vô cùng kinh ngạc bởi họ không ngờ sẽ phát hiện ra hộp sọ xác ướp bị đập vỡ khi mới bắt đầu phân tích.

Buôn bán xác ướp nở rộ

Người Ai Cập nổi tiếng là bị ám ảnh bởi việc ướp xác. Theo nhiều tạp chí và các báo cáo khác, ngoài xác người, hàng triệu xác động vật gồm chó, mèo, cáo, linh dương, khỉ, ngựa, sư tử, dê, thậm chí chuột chù đều được bảo quản một cách chuyên nghiệp theo cách thức này.

Thời Ai Cập cổ đại, nhu cầu mua xác ướp cá sấu rất lớn.
Thời Ai Cập cổ đại, nhu cầu mua xác ướp cá sấu rất lớn. (Ảnh: The Washington Post).

Nhà Ai Cập học Salima Ikram thuộc Đại học Mỹ ở Cairo đã phát hiện một xác đàn ông tên là Hapymin được chôn cất cùng xác ướp chú chó của mình cuộn tròn dưới chân.

Musée des Confluences, một bảo tàng khoa học ở Lyon, Pháp, có 2.500 xác ướp động vật. Theo Ikram, ước tính 10.000 xác ướp chim đã được chôn cất hàng năm tại một nghĩa địa động vật linh thiêng.

Edward Bleiberg, quản lý khu vực nghệ thuật Cận Đông, cổ điển và cổ đại của Bảo tàng Brooklyn cho biết buôn bán xác ướp là một ngành kinh doanh khổng lồ, đặc biệt là tại thời điểm trước và sau khi Ai Cập bị La Mã đô hộ.

Xác ướp động vật được sản xuất với số lượng lớn để tế bái theo yêu cầu của các vị thần. Nhiều vị thần được gắn với những loài động vật nhất định và phải được dâng lên những xác ướp động vật tương ứng.

“Ví dụ như xác ướp chim ưng cho thần Horus, xác ướp mèo cho Bastet, xác ướp chó cho Anubis, xác ướp cò quăm cho Thoth”, ông Bleiberg cho hay, “Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc người ta cầu xin điều gì, vì sức khỏe, cho bản thân hoặc cho người thân, hay thỉnh cầu giải quyết những tranh chấp kinh doanh”.

Các thương nhân thành lập cả những trại nuôi động vật, nhà ướp xác và thuê linh mục để tiến hành các nghi thức ướp xác và tế lễ để thu tiền phí. Các xác ướp sau đó sẽ được chôn trong hầm mộ dưới lòng đất, với nhiều khu riêng biệt dành cho các động vật khác nhau.

Cá sấu là một trong những loài vật được tôn kính nhất. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus đã ghi chép lại việc có những người sùng bái loài bò sát này đến mức họ thuần hóa cá sấu và đeo đồ trang sức cho nó.

Việc ướp xác cá sấu cũng rất phổ biến. Theo học giả Michal Molcho, hàng nghìn xác ướp cá sấu, một số được trang trí rất cầu kỳ và đặc biệt, đã được tìm thấy trong một nghĩa địa cá sấu ở thị trấn Tebtunis, Ai Cập vào năm 1899 và 1900.

Cá sấu bị đập vỡ hộp sọ trước khi ướp xác

Thần cá sấu là Sobek, biểu tượng cho khả năng sinh sản, cai quản sông Niles và các loài bò sát liên quan, có đầu cá sấu gắn với cơ thể của một người đàn ông.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bằng chứng tồn tại các trại nuôi cá sấu cổ đại. Một xác ướp cá sấu Ai Cập dài 3,5 m trong Bảo tàng Anh được tìm thấy gần đây có xương chân trước của một con bò trong bụng, suy ra rằng nó đã được nuôi với chế độ ăn được tuyển chọn.

Răng và mắt làm bằng vàng và ngà voi được gắn vào trang trí sau khi ướp xác.

Theo báo cáo, hai loại cá sấu phổ biến ở Ai Cập là cá sấu sông Nile “khét tiếng”cá sấu Tây Phi với kích thước nhỏ hơn.

Hình ảnh 3D phục chế xác ướp cá xấu.
Hình ảnh 3D phục chế xác ướp cá xấu. (Ảnh: The Washington Post)

Cá sấu sông Nile có thể dài tới hơn 6 m, nặng hơn 450 kg và có thể hạ gục một con trâu. Loại thứ hai được cho là ít hung dữ hơn nhưng vẫn có thể dài tới 3 m.

Việc săn bắt có lẽ đã được thực hiện rất cẩn thận. “Rất ít nhà Ai Cập học tin vào nguồn cung cá sấu từ săn bắt vì không đủ bằng chứng”, Porcier và năm đồng nghiệp đã viết trên tạp chí. Họ đã nghiên cứu xác ướp một con cá sấu đực dài 1 m của bảo tàng ở Lyon bằng công nghệ quét hiện đại, nhưng không xác định được đó là loài cá sấu nào.

Xác ướp này được mua lại vào đầu thế kỷ 20 từ thành phố cổ Kom Ombo bên sông Nile, nơi có một ngôi đền tráng lệ thờ thần Sobek và gần đây mới mở thêm một bảo tàng xác ướp cá sấu.

Quá trình quét cho phép các nhà khoa học hầu như loại bỏ được lớp vỏ bọc vải lanh và phần da, vì vậy bộ xương cá sấu và các cơ quan nội tạng có thể được nghiên cứu kỹ lưỡng. Thi thể cá sấu khoảng 2.000 năm tuổi được bảo quản tốt, không có dấu vết phân hủy.

Đối với động vật, nội tạng không bị moi ra và loại bỏ trong quá trình ướp xác. Dạ dày của nó chứa thức ăn đặc trưng của cá sấu hoang dã: xác động vật gặm nhấm, côn trùng, cá và trứng.

Theo Porcier, việc ướp xác rõ ràng được thực hiện rất nhanh sau khi con vật chết. Một phát hiện quan trọng là vết thương ở đầu khiến hộp sọ của con cá sấu đập vỡ ở những khu vực khác nhau, ám chỉ con vật đã bị đánh đập tàn bạo.

Nguyên nhân gây tử vong là do chấn thương trực tiếp lên não. Phần hộp sọ bị lõm do chấn thương đã được sửa và và làm đầy trong quá trình ướp xác để nó trở thành vật tế hoàn hảo cho Thần Sobek.

Cập nhật: 24/09/2019 Theo Zing
  • 1.528