Cá sấu hỏa tiễn được mệnh danh là loài cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ, có một số bộ phận khá giống với cá sấu Mỹ với mõm dài và hàm răng sắc nhọn. Tại Việt Nam, cá sấu hỏa tiễn xuất hiện thường xuyên và phổ biến nhất sau mùa mưa lũ với những con có kích thước dài và to lớn.
- Tên thường gọi: cá sấu hỏa tiễn
- Tên gọi khác: Cá hỏa tiễn, Cá láng đốm, Cá nguyên thủy, Cá hóa thạch sống, Cá Phúc Lộc Thọ, Cá mỏ vịt, Cá nhái đốm
- Tên khoa học: Lepisosteus Oculatus Winchell
- Tên tiếng anh: Spotted gar
- Nguồn gốc: Bắc Mỹ
- Loài: Động vật ăn thịt
- Ngành: Động vật có dây sống
- Bộ: Cá láng
- Họ: Cá mõm dài
- Cân nặng: Phổ biến từ 5 – 7 kg
- Kích thước: Phổ biến từ 112 – 150 cm
- Tuổi thọ trung bình: Trên 10 năm
- Tập tính: Phàm ăn, hung dữ, sinh trưởng nhanh
Môi trường sống
Cá sấu hỏa tiễn có thể sống được ở nhiều môi trường sống đa dạng với độ mặn khác nhau, từ hồ nước ngọt cho đến đầm lầy, rồi đến vùng nước lợ, vùng cửa sông và vùng vịnh. Cá sấu hỏa tiễn bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2000 và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Đặc điểm hình dáng cá sấu hỏa tiễn
Cá sấu hỏa tiễn là loài cá cô đơn, thích sự tĩnh lặng.
- Thân cá hình ngư lôi, có màu nâu hoặc màu ô liu với bề mặt bụng màu xám; thân, vây và đầu có có lốm đốm màu đen.
- Vảy có hình dạng giống như kim cương, có cạnh gồ ghề, được bao phủ bởi chất lạ như tráng men. Đặc biệt, lớp vảy này không thể tháo gỡ được, đây cũng chính là cơ chế phòng vệ tuyệt vời của loài cá sấu hỏa tiễn
- Mõm dài với hàm răng sắc nhọn với hàng răng kép lớn và sắc ở hàm trên, được dùng vào việc cắn và con mồi
Đặc điểm tính cách cá sấu hỏa tiễn
- Cá sấu hỏa tiễn là loài cá cô đơn, thích sự tĩnh lặng và tương đối thụ động nhưng bản tính lại cực kỳ hung dữ. Chúng di chuyển rất chậm, săn mồi theo kiểu phục kích lén lút nhưng không phải là kẻ thích những màn săn giết đẫm máu.
- Cá sấu hỏa tiễn sống thọ nhưng trưởng thành muộn, chúng chỉ bắt đầu được coi là trưởng thành về giới tính chỉ khi được 10 năm tuổi đối với cá sấu cái và khoảng 5 năm tuổi đối với cá sấu đực
Đặc điểm sinh sản của cá sấu hỏa tiễn
Cá sấu hỏa tiễn đẻ trứng sai, mùa sinh sản của chúng là vào mùa xuân hàng năm. Một cá sấu hỏa tiễn cái có thể đẻ được khoảng 150.000 trứng cho mỗi lần đẻ với trứng màu đỏ tươi. Tuy nhiên, loài cá này thường đẻ trứng dính trên cây thủy sinh và gần như chỉ đẻ chứ không ấp trứng
Thức ăn của cá sấu hỏa tiễn
Cá sấu hỏa tiễn phàm ăn, thức ăn của chúng chủ yếu là thịt cá sống từ các loại cá có kích thước nhỏ hơn như cá chép nhỏ, cá trăm, giáp xác, tôm tép, côn trùng, thủy cầm, chó hoang và thậm chí ăn chính đồng loại của mình.
Đừng bỏ qua: Điểm danh 15+ sát thủ động vật ăn thịt chính đồng loại của mình
Nuôi cá hỏa tiễn đúng cách
Trứng cá sấu hỏa tiễn có độc và có thể giết chết những loài động vật khác.
- Để cá hỏa tiễn sinh trưởng và phát triển tốt, người nuôi cần đảm bảo cung cấp môi trường sống có độ pH = 6 – 7, dH = 15 – 20, t0 = 20 – 250 Khi nhiệt độ xuống thấp, cần lưu ý dùng các thiết bị sưởi để sưởi ấm cho cá, tránh trường hợp cá mắc phải một số loại bệnh phổ biến như: bệnh nấm, bệnh loét,…
- Cần chuẩn bị bể nuôi có chiều dài từ 150 – 200 cm; đặt tại nơi có ánh sáng yếu. Nên thả từ 2 con cá sấu hỏa tiễn trở lên trong hồ để nuôi và thường xuyên lọc nước để đảm bảo độ sạch tiêu chuẩn
- Hồ nuôi cá sấu hỏa tiễn phải có nắp đậy với khoảng cách từ nắp xuống mặt hồ khoảng 10 – 20 cm, tránh trường hợp cá sấu nhảy lên đớp bóng và nhảy ra khỏi hồ
Một số thông tin thú vị khác
- Trong đợt mưa lũ vào cuối năm 2017 vừa qua, người dân đã bắt được một con cá sấu hỏa tiễn dài đến 3m và nặng đến 140kg
- Trứng cá sấu hỏa tiễn có độc và có thể giết chết những loài động vật khác nếu chúng ăn phải chỉ trong thời gian ngắn
- Bên cạnh mang, cá sấu hỏa tiễn cũng hô hấp bằng phổi với cấu tạo vô cùng đặc biệt. Ngoài ra, loài cá này cũng có cấu tạo bàng quang không giống những loài cá khác không chỉ giúp nó nổi trong nước mà còn giúp lấy oxy trong không khí được hiệu quả hơn
- Một số thương nhân cho rằng, cá sấu hỏa tiễn là loài mang lại phong thủy rất tốt cho gia chủ
- Tuy có đặc tính ăn thịt những loài động vật có kích thước bé hơn, nhưng cá hỏa tiễn cũng được nuôi chung với một số loài cá khác như cá lóc cảnh, cá rồng, cá hồng kép, cá tai tượng,…
Cá sấu hỏa tiễn là gì mà phàm ăn, hung dữ đáng sợ?